Lý thuyết về từ đa nghĩa
I. Khái niệm từ đa nghĩa
Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.
II. Đặc điểm từ đa nghĩa
- Trong từ đa nghĩa có:
+ Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
- Thông thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển.
III. Ví dụ từ đa nghĩa
- VD 1: Từ “ăn”:
+ Nghĩa gốc: ăn cơm.
+ Nghĩa chuyển: ăn ảnh, ăn nắng.
- VD 2: Từ “miệng”:
+ Nghĩa gốc: miệng cười tươi.
+ Nghĩa chuyển: miệng túi, miệng hố.
- VD 3: Từ “vàng”:
+ Nghĩa gốc: thỏi vàng.
+ Nghĩa chuyển: tấm lòng vàng, lá vàng.