Lí thuyết chung về anđehit
I. ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI
1. Định nghĩa
Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm –CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc hiđro.
Thí dụ: H–CH=O ; CH3–CH=O ; C6H5–CH=O ; O=CH–CH=O
2. Phân loại
- Dựa vào cấu tạo gốc hiđrocacbon: anđehit no, anđêhit không no, anđehit thơm.
- Dựa vào số nhóm –CHO : anđehit đơn chức, anđehit đa chức.
a. Anđehit no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1CHO (n ≥ 0) hoặc CmH2mO (m ≥ 1).
b. Anđehit no, hai chức, mạch hở: CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0) hoặc CmH2m-2O2 (m ≥ 2).
c. Anđehit không no chứa nối đôi C=C, đơn chức mạch hở: CmH2m-2O (m ≥ 3)
II. ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP
1. Đồng phân
Tương ứng với công thức CnH2nO dạng mạch hở có những loại đồng phân cấu tạo sau:
- Đồng phân mạch cacbon (n ≥ 4).
- Đồng phân nhóm chức:
+ Anđehit (-CHO), no, đơn chức mạch hở.
+ Xeton no, đơn chức, mạch hở.
+ Ancol đơn chức, không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở.
+ Ete đơn chức, không no chứa 1 liên kết đôi, mạch hở.
- Đồng phân vị trí nhóm chức.
2. Danh Pháp
a. Tên thay thế
Tên thay thế của anđehit no, đơn chức, mạch hở: Tên hiđrocacbon tương ứng với mạch chính + al
Ví dụ:
Chú ý: Mạch chính là mạch cacbon dài nhất bắt đâu từ nhóm –CHO
b. Tên thông thường
Anđehit + tên axit tương ứng
Công thức cấu tạo |
Tên thông thường |
Công thức cấu tạo |
Tên thông thường |
H–CH=O |
anđehit formic (formanđehit) |
(CH3)2CHCH2CHO |
Anđehit isovaleric |
CH3–CH=O |
anđehit axetic (axetanđehit) |
CH2=CH-CHO |
Anđehit acrylic |
CH3CH2CHO |
anđehit propionic (propionanđehit) |
CH2=C(CH3)-CHO |
Anđehit metacrylic |
CH3[CH2]2CHO |
anđehit butiric (butiranđehit) |
C6H5-CHO |
Anđehit benzoic (benzanđehit) |
CH3[CH2]3CHO |
anđehit valeric (valeranđehit) |
(CHO)2 |
Anđehit Oxalic |
III. TÍNH CHẤT VẬT LÝ
- Trạng thái: ở điều kiện thường HCHO, CH3CHO là chất khí, các anđehit còn lại tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
- Độ tan trong nước: HCHO, CH3CHO tan tốt, giảm dần khi M tăng.
- Anđehit có nhiệt độ sôi thấp hơn ancol có khối lượng phân tử tương đương nhưng cao hơn so với hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử.
- Dung dịch nước của anđehit fomic được gọi là fomon. Dung dịch bão hòa của anđehit fomic (có nồng độ 37-40%) được gọi là fomlin.