Bài 1 trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 1, soạn bài Nói quá ngữ văn 8: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa...
(389) 1296 04/08/2022

Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập một phần trả lời câu hỏi luyện tập, soạn bài Nói quá chi tiết và đầy đủ nhất.

Đề bài

Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau:

a) Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông, Bài ca vỡ đất)

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sượt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

(Nguyễn Minh Châu, Mảnh trăng cuối rừng)

c) […] Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao, Chí Phèo)

Trả lời bài 1 trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 1

Câu trả lời tham khảo

a. Biện pháp nói quá trong câu thơ trên: Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.  Ý nghĩa: Ca ngợi sức lao động vĩ đại của con người, sự lao động của con người mang lại ấm no, hạnh phúc.

b. Biện pháp nói quá: Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời. Có ý nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời, không quản ngại khó khăn gian khổ.

c. " … cụ bá thét ra lửa": Ý muốn nói quá về lời nói của con người có quyền hành, mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo.

Ghi nhớ: Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

---------------

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 1 trang 102 SGK Ngữ văn 8 tập 1 do HocOn247 tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Nói quá trong chương trình soạn văn 8 được tốt hơn trước khi đến lớp.


(389) 1296 04/08/2022