Thực hành xem đồng hồ.

Lý thuyết về thực hành xem đồng hồ môn toán lớp 3 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(359) 1198 02/08/2022

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

- Biết cách xem và đọc giờ của đồng hồ đã cho.

- Tính được khoảng thời gian trôi qua giữa hai giờ bất kì.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Xem giờ theo đồng hồ đã cho.

- Xác định vị trí của kim giờ và kim phút để đọc được giờ mà đồng hồ đang chỉ.

+) Giờ tròn: Kim phút chỉ vào số \(12\), kim giờ chỉ vào đúng số nào thì em đọc giờ theo số đó.

+) Giờ lẻ:

- Mỗi khoảng của hai số liên tiếp trên mặt đồng hồ là \(5\) phút.

- Tính số phút đã trôi qua bằng cách nhẩm từ vị trí số  \(12\) đến vị trí kim phút đang chỉ có bao nhiêu khoảng.

- Giờ có \(30\) phút còn đọc là giờ rưỡi.

- Giờ có số phút lớn hơn \(30\) còn có thể đọc bằng giờ kém: Xác định còn bao nhiêu phút nữa thì đến giờ nguyên kế tiếp.

Dạng 2: Quay kim đồng hồ để được giờ tùy ý.

- Xác định vị trí của kim giờ và kim phút của giờ cho trước.

- Quay các kim đến vị trí cần thiết.

Dạng 3: Đọc giờ của buổi chiều.

Giờ của buổi chiều có thể đọc theo kiểu$24$giờ bằng cách lấy giờ mà đồng hồ đang chỉ cộng thêm với $12$.

Ví dụ: \(3\) giờ chiều còn có thể đọc là \(15\) giờ.

Dạng 4: Đọc giờ theo 2 cách.

Các giờ chỉ $30$ phút hoặc quá $30$phút thì em có thể đọc theo giờ rưỡi hoặc giờ kém.

Dạng 5: Tính khoảng thời gian trôi qua.

Đếm hoặc nhẩm số giờ và số phút đã trôi qua giữa hai giờ.

Ví dụ:

- Từ \(1\) giờ chiều đến \(4\) giờ chiều đã trôi qua \(3\) giờ \((4 - 1 = 3)\)

- Từ \(12\) giờ trưa đến \(1\) giờ chiều đã trôi qua \(1\) giờ.

(359) 1198 02/08/2022