Gam

Lý thuyết về gam môn toán lớp 3 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải kèm bài tập vận dụng
(361) 1203 02/08/2022

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

Gam là một đơn vị đo khối lượng

Gam viết tắt là g

\(1000g = 1kg\)

Ngoài các quả cân $1\,kg,\,2\,kg,\,5\,kg$còn có các quả cân:

$\begin{array}{l}1\,g,\,2\,g,\,5\,g\\10\,g,\,20\,g,\,50\,g\\100\,g,\,200\,g,\,500\,g\end{array}$

- Biết đọc kết quả khi cân một vật bằng cân hai đĩa và cân đồng hồ.

- Biết tính cộng, trừ, nhân, chia với số đo khối lượng là gam.

II. CÁC DẠNG TOÁN

Dạng 1: Đọc khối lượng của các vật khi cân bằng cân hai đĩa hoặc cân đồng hồ.

Cân hai đĩa đặt quả cân và các vật, cân ở vị trí thăng bằng.

 - Quan sát cân và khối lượng của các quả cân trên hai đĩa.

- Nếu các quả cân cùng nằm trên một đĩa, đĩa còn lại đựng vật thì khối lượng của vật đó bằng tổng khối lượng của các quả cân.

Ví dụ:

Cân nặng của túi là: \(500 + 100 = 600\left( g \right)\)

Dạng 2: Tính toán với các đơn vị khối lượng

- Các số trong phép toán có cùng đơn vị đo.

- Thực hiện phép cộng các số.

- Giữ nguyên đơn vị khối lượng ở kết quả.

Ví dụ: \(163g + 28g = ?\)

Giải:

\(163g + 28g = 191g\)

Dạng 3: Toán đố

- Đọc và phân tích đề, xác định các số đã cho, yêu cầu của bài toán.

- Xác định các phép toán phù hợp để tìm lời giải cho bài toán.

- Trình bày bài và kiểm tra lại kết quả vừa tìm được.

Ví dụ: Cả hộp sữa cân nặng \(455g\), vỏ hộp cân nặng \(58g\). Hỏi trong hộp có bao nhiêu gam sữa ?

Giải:

Trong hộp có số gam sữa là:

\(455 - 58 = 397\left( g \right)\)

Đáp số: \(397g\)

Dạng 4: So sánh

- Thực hiện tính giá trị các phép toán của mỗi vế cần so sánh. (Các số cần cùng một đơn vị đo)

- So sánh và điền dấu >; < hoặc = (nếu có)

Ví dụ: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm:

 \(400g + 8g........480g\)

Giải:

\(\begin{array}{l}400g + 8g < 480g\\\,\,\,\,\,\,408g\end{array}\)

Dấu cần điền vào chỗ chấm là dấu <

(361) 1203 02/08/2022