Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
I. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh
Quá trình |
Nội sinh |
Ngoại sinh |
Khái niệm |
Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất (lớp man-ti) |
Là các quá trình xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất |
Nguyên nhân |
Liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất. + Năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ + Năng lượng của sự dịch chuyển các mảng kiến tạo,… |
Do nguồn năng lượng chủ yếu là bức xạ Mặt Trời. |
Biểu hiện |
- Di chuyển các mảng kiến tạo (tạo núi, hẻm vực, động đất, núi lửa…) - Nén ép các lớp đất đá => uốn nếp, đứt gãy - Gây ra động đất, núi lửa |
+ Phá hủy đất đá chỗ này, vận chuyển và bồi tụ chỗ khác. + Thông qua nước chảy, gió thổi, băng hà, sóng biển và hoạt động của sinh vật. |
Kết quả |
Hình thành các dạng địa hình, làm cho bề mặt Trái Đất trở nên gồ ghề. |
+ Làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất. + Hình thành nên các dạng địa hình độc đáo. + Xu hướng san bằng bề mặt địa hình Trái Đất. |
=> Kết luận: Quá trình nội sinh và ngoại sinh có tác động ngược nhau nhưng diễn ra đồng thời với nhau
II. Hiện tượng tạo núi
* Khái niệm: Quá trình tạo núi là kết quả tác động lâu dài, liên tục và đồng thời của những lực sinh ra trong lòng đất (nội lực) và những lực sinh ra ở bên ngoài (ngoại lực).
* Vai trò của ngoại sinh trong việc làm biến đổi hình dạng của núi
+ Tác động đồng thời của nội sinh, ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi
- Núi trẻ: tác động của nội sinh mạnh hơn ngoại sinh nên tiếp tục được nâng cao
- Núi già: tác động của ngoại sinh mạnh hơn nội sinh nên bị bào mòn mạnh
+ Nội sinh, ngoại sinh diễn ra đồng thời, tạo ra các dạng địa hình mới