Dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới

Lý thuyết về dân số và sự phân bố dân cư trên thế giới lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(411) 1370 26/09/2022

I. Quy mô dân số thế giới

- Quy mô dân số thế giới ngày càng tăng. Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân.

- Thời gian để dân số tăng lên 1 tỉ người ngày càng ngắn lại.

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động. Tuy nhiên, nhìn chung xu hướng của dân cư thế giới luôn tăng.

II. Sự phân bố dân cư thế giới

- Để xác định sự phân bố dân cư, người ta dựa vào mật độ dân số. Mật độ dân số là số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ, đơn vị là người/km2.

- Dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều:

+ Nơi đông dân: thường là nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.

(Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á, phần lớn châu Âu,... là nơi có mật độ dân số cao)

 + Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn), địa hình hiểm trở như các vùng núi cao, giao thông không thuận lợi, kinh tế kém phát triển.

(Các hoang mạc lớn như Xahara, các vùng lạnh giá từ vĩ độ 60oB và 60oN đến cực).

III. Một số thành phố đông dân nhất trên thế giới

- Số lượng các thành phố lớn trên thế giới ngày càng nhiều, phân bố khắp các châu lục.

- Các thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018

+ Tô-ky-ô (Nhật Bản): 37,5 triệu người.

+ Niu Đê-li (Ấn Độ): 28,5 triệu người.

+ Thượng Hải (Trung Quốc): 25,6 triệu người.

+ Xao Pao-lô (Bra-xin): 21,7 triệu người.

+ Mê-hi-cô Xi-ti (Mê-hi-cô): 21,6 triệu người.

- Châu Á là châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới, vì đây là nơi đông dân, lại có các nền kinh tế đang phát triển năng động.

- Các thành phố lớn có vai trò quan trọng trong việc kết nối các nền kinh tế thế giới.

(411) 1370 26/09/2022