Bài 2. Các nhà sử học dựa vào đâu để biết và phục dựng lịch sử
I. Sơ đồ tư duy bài 2 Dựa và đâu để biết và phục dựng lại lịch sử - sách Kết nối tri thức với cuộc sống
II. Tư liệu hiện vật
Các nhà sử học làm việc tương tự như những thám tử. Muốn dựng lại lịch sử, họ phải đi tìm các bằng chứng, tức là các tư liệu lịch sử. Hình ảnh dưới đây là một dạng tư liệu lịch sử. Quan sát hình ảnh, em nhận thấy những hoa văn trên mặt trống đồng miêu tả những gì? Qua đó, em có thể biết được gì về đời sống của người Việt cổ?
-Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, Con rồng thời Lý, cột cờ Hà Nội, máy bay Mĩ bị ta bắn rơi,…
-Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,… của những người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
III. Tư liệu chữ viết
- Khái niệm: Những bản ghi chép tay hay sách được in, khắc chữ được gọi chung là tư liệu chữ viết.
- Đặc điểm: Các nguồn tư liệu này kể lại cho ta biết tương đối đầy đủ về các mặt của đời sống con người. Tuy nhiên, tư liệu chữ viết thường mang ý thức chủ quan của tác giả tư liệu.
10/5/1969
"Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn. Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ, và chiến sĩ anh hùng, thăm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.”
(Trích Di chúc, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 15, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 610.)
IV. Tư liệu truyền miệng
Khái niệm: Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian (thần thoại, truyền thuyết, cổ tích,…) được kể truyền miệng từ đời này sang đời khác.
Đặc điểm: Loại tư liệu này thường không cho biết chính xác về thời gian và địa điểm. Nhưng phần nào phản ánh hiện thực lịch sử.
Ví dụ: Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm, Bánh chưng bánh giày, Mị Châu-Trọng Thủy,…
V. Tư liệu gốc
Khái niệm: Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
Đặc điểm: Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
- Ý nghĩa của các nguồn sử liệu: Dựa vào các nguồn tư liệu, mỗi nhà sử học thường chỉ có thể làm sáng tỏ được một phần lịch sử theo quan điểm của mình, vì vậy, chúng ta có thể bắt gặp nhiều cách giải thích khác nhau về cùng một sự việc trong quá khứ. Khi nào chính em tự mình lí giải được sự việc đã xảy ra dựa trên những chứng cứ khoa học có được là em đã sắp trở thành "nhà sử học" rồi đấy.