Lớp vỏ khí của Trái Đất

Lý thuyết về lớp vỏ khí của trái đất lịch sử và địa lí lớp 6 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(425) 1416 26/09/2022

I. Thành phần không khí trên bề mặt Trái Đất

- Thành phần không khí gần bề mặt đất gồm:

+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%

+ Khí oxi: 21%

+ Hơi nước, khí cacbonic và các khí khác: 1%

- Các khí này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

+ Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa, sương mù,...

+ Khí cacbonic: tham gia vào quá trình quang hợp của thực vật.

II. Các tầng khí quyển

- Khí quyển được chia thành:

+ Tầng đối lưu

+ Tầng bình lưu

+ Các tầng cao của khí quyển (Tầng giữa, tầng nhiệt và tầng khuếch tán).

 

- Đặc điểm:

III. Các khối khí

- Các khối khí được hình thành do không khí ở đáy tầng đối lưu tiếp xúc và bị ảnh hưởng bởi các bộ phận khác nhau của bề mặt Trái Đất.

- Phân loại:

  • Dựa vào vĩ độ trung bình của nơi phát sinh khối khí: Chia làm 4 loại

+ Khối khí xích đạo

+ Khối khí nhiệt đới

+ Khối khí ôn đới lạnh

+ Khối khí cực

  • Dựa vào nhiệt độ: Chia thành 2 loại

            + Khối khí nóng : Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao

            + Khối khí lạnh : Hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp

  • Dựa vào bề mặt tiếp xúc: Chia thành 2 loại
  • Khối khí đại dương: Hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn
  • Khối khí lục địa: Hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

- Các khối khí luôn di chuyển, đến những vùng địa lý khác nhau sẽ biến đổi tính chất, đồng thời làm thay đổi thời tiết nơi khối khí đi qua.

IV. Kí áp và các đai khí áp trên Trái Đất

- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng, tạo ra một sức ép lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.

- Dụng cụ đo khí áp là khí áp kế.

- Đơn vị đo khí áp là: milimet thủy ngân (mmHg) hoặc miliba (mb)

- Khí áp trung bình: 760mmHg (hay 1013,1mb)

- Phân loại khí áp:

+ Nhỏ hơn 1013,1mb là khí áp thấp.

+ Lớn hơn 1013,1mb là khí áp cao.

- Trên Trái Đất, các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ nhau từ xích đạo đến hai cực. Tuy nhiên các đai khí áp này bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt do sự xen kẽ của lục địa và đại dương.

V. Gió. Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất

- Gió là sự chuyển động của không khí từ các khu khí áp cao về các khu khí áp thấp.

- Đơn vị đo gió là m/s hay km/h.

- Hướng gió: là hướng nơi gió xuất phát

- Các loại gió thường xuyên trên Trái Đất gồm:

+ Gió Mậu dịch (Gió Tín phong)

+ Gió Tây Ôn đới

+ Gió Đông Cực.

(425) 1416 26/09/2022