Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau

Lý thuyết về mở rộng phân số. phân số bằng nhau môn toán lớp 6 sách kết nối tri thức với cuộc sống với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(382) 1274 26/09/2022

I. Mở rộng khái niệm phân số

Với \(a,b \in \mathbb{Z},\,b \ne 0\), ta gọi \(\dfrac{a}{b}\) là một phân số, trong đó a là tử số (tử) và b là mẫu số (mẫu) của phân số.

Ví dụ 1:

\(\dfrac{2}{5};\,\dfrac{{ - 3}}{4};\dfrac{{ - 1}}{{ - 7}};...\) là những phân số

Ví dụ 2:

 Phân số \(\dfrac{{ - 4}}{7}\) đọc là: Âm bốn phần bảy, có tử số là \( - 4\) và mẫu số là \(7\).

Chú ý:

+ Phân số âm: là phân số có tử và mẫu là các số nguyên trái dấu.

+ Phân số dương: là phân số có tử và mẫu là các số nguyên cùng dấu.

II. Phân số bằng nhau

a) Khái niệm hai phân số bằng nhau

Hai phân số bằng nhau nếu chúng cùng biểu diễn một giá trị.

b) Quy tắc bằng nhau của hai phân số

Xét hai phân số \(\dfrac{a}{b}\) và \(\dfrac{c}{d}\)

Nếu \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\) thì \(a.d = b.c\). Ngược lại, nếu \(a.d = b.c\) thì \(\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d}\)

Ví dụ:

Do \(3.5 = ( - 5).( - 3)\) nên \(\dfrac{3}{{ - 5}} = \dfrac{{ - 3}}{5}\)

Do \(2.\left( { - 3} \right) \ne 5.7\) nên \(\dfrac{2}{5} \ne \dfrac{7}{{ - 3}}\)

Chú ý:

Với \(a,b\) là hai số nguyên và \(b \ne 0\), ta luôn có: \(\dfrac{a}{{ - b}} = \dfrac{{ - a}}{b}\) và \(\dfrac{{ - a}}{{ - b}} = \dfrac{a}{b}\).

III. Biểu diễn số nguyên ở dạng phân số

Mỗi số nguyên \(n\) có thể coi là phân số \(\dfrac{n}{1}\) (Viết \(\dfrac{n}{1} = n\)). Khi đó số nguyên \(n\) được biểu diễn diễn ở dạng phân số \(\dfrac{n}{1}\).

Ví dụ:

\(\dfrac{{ - 14}}{1} = - 14;\,\,\,\,\,52 = \dfrac{{52}}{1}\).

(382) 1274 26/09/2022