Xã hội nguyên thủy
1. THỊ TỘC VÀ BỘ LẠC.
- Thị tộc:
+ Là nhóm người có khoảng hơn 10 gia đình gồm 2 – 3 thế hệ và có cùng chung một dòng máu.
+ Đứng đầu là tộc trưởng.
+ Con cháu có thói quen tôn kính ông bà, cha mẹ. Ông, bà đều chăm lo, đảm bảo nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc.
- Bộ lạc:
+ Là tập hợp những thị tộc sống gần nhau sống ở ven sông suối, có quan hệ gắn bó với nhau.
+ Công việc hàng đầu và thường xuyên: kiếm ăn để nuôi sống thị tộc => Đòi hỏi sự phân công hợp lí, sự “chung lưng đấu cật”, mỗi người một việc và phối hợp ăn ý => Yêu cầu công việc và trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người, của cả thị tộc.
+ Mọi của cải sinh hoạt được coi là của chung, cùng làm chung, cùng ăn chung, cùng hưởng thụ như nhau....
+ Đứng đầu là tù trưởng và tính “cộng đồng” rất cao.
2. BUỔI ĐẦU THỜI ĐẠI KIM KHÍ.
- Cư dân Tây Á và Ai Cập biết sử dụng đồng sớm nhất, đồng đỏ - khoảng 5500 trước đây.
- Khoảng 4000 năm trước đây nhiều cư dân trên trái đất biết sử dụng đồng thau.
- Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu biết dùng đồ sắt giúp con người:
+ Khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi.
+ Cày sâu cuốc bẫm, xẻ gỗ đóng thuyền đi biển.
+ Xẻ đá làm lâu đài
+ Đúc sắt trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất.
=> Công cụ kim khí đã mở ra thời đại mới, năng suất tăng rất nhanh, đây là cuộc cách mạng trong sản xuất.
- Vào buổi đầu thời đại kim khí con người tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
3. SỰ XUẤT HIỆN TƯ HỮU VÀ XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP
- Khi xã hội có sản phẩm thừa, một số người lợi dụng chức phận đã chiếm một phẩm của xã hội làm sản phẩm riêng cho mình.
- Tư hữu bắt đầu xuất hiện, quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ, gia đình thay đổi theo, gia đình phụ hệ xuất hiện.
- Khả năng lao động của các gia đình khác nhau, thúc đẩy sự phân biệt giàu, nghèo.
=> Xã hội nguyên thủy tan vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên - xã hội cổ đại.