Các quốc gia cổ đại phương Đông
1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh – thời đại con người sản xuất ra ngày càng nhiều của cải, biết xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ, có chữ viết, nghệ thuật, khoa học và văn chương.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn vì có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn, dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nông như:
+ Ai Cập: sông Nin
+ Lưỡng Hà: sông Tigơrơ và sông Ơphrát
+ Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
+ Trung Quốc: sông Hoàng Hà và Trường Giang.
- Khoảng 3500-2000 năm TCN, cư dân cổ Tây Á, Ai Cập biết sử dụng đồng thau, công cụ bằng đá, tre và gỗ.
- Cư dân Châu Á và Châu Phi:
+ Sống bằng nghề nông, mỗi năm hai vụ.
+ Họ xây dựng hệ thống thủy lợi, công việc trị thủy khiến mọi người gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.
+ Các ngành kinh tế bổ trợ nghề nông: chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải và tiến hành trao đổi sản phẩm giữa các vùng.
2. SỰ HÌNH THÀNH CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI
- Sản xuất phát triển dẫn đến sự phân hóa xã hội, xuất hiện kẻ giàu, người nghèo nên giai cấp và nhà nước ra đời:
- Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
- Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Sume đã hình thành.
- Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
- Chế độ công xã nguyên thủy ở Trung Quốc tan rã vào cuối thiên niên kỉ III TCN. Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.
Nhận xét:
Các quốc gia cổ đại phương Đông đều được hình thành từ khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN. Đây là những nhà nước ra đời vào loại sớm nhất thế giới.
3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
- Do nhu cầu thủy lợi, nông dân gắn bó và ràng buộc với nhau trong công xã nông thôn, thành viên trong công xã gọi là nông dân công xã.
- Nông dân công xã:
+ Đông đảo nhất, là lao động chính trong sản xuất.
+ Nhận ruộng đất của công xã để canh tác, song phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được, làm không công cho quý tộc.
- Giai cấp thống trị bao gồm: vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ: Có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột. Đứng đầu giai cấp thống trị là Vua chuyên chế.
- Nô lệ:
+ Thấp nhất trong xã hội.
+ Nguồn gốc chính là những tù bình bị bắt trong chiến tranh, nông dân nghèo không trả được nợ.
+ Chuyên làm những việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
Cuộc sống của người Ai Cập cổ: Nam giới quý tộc và hoàng tộc Ai Cập đều có rất nhiều vợ. Tuy nhiên, đối với những người vợ thì chồng là tất cả đối với họ.
4. CHẾ ĐỘ CHUYÊN CHẾ CỔ ĐẠI
- Từ thiên niên kỷ IV đến thiên niên kỷ III TCN, xã hội có giai cấp và nhà nước đã được hình thành ở lưu vực sông Nin, sông Ti gơ rơ và Ơ phơ rát, sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà.
- Xã hội có giai cấp hình thành từ liên minh bộ lạc, do nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.
=> Nhà nước lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước mang tính chất một nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua.
- Vua dựa vào quý tộc và tôn giáo, bắt mọi người phải phục tùng. Vua chuyên chế – người Ai Cập gọi là Pharaôn (cái nhà lớn), người Lưỡng hà gọi là Enxi (người đứng đầu), Trung Quốc gọi là Thiên Tử (con trời).
- Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.
5. VĂN HÓA CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG
Sự xuất hiện của xã hội có giai cấp và nhà nước không chỉ dẫn đến áp bức, búc lột đấu tranh mà còn là biểu hiện của thời đại văn minh: con người sản xuất của cải dồi dào hơn và sáng tạo trong đời sống văn hóa tinh thần.
a, Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Lịch pháp và Thiên văn học ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng --> tri thức đầu tiên về Thiên văn--> sáng tạo ra nông lịch (365 ngày 1 năm và chia thành 12 tháng).
- Tính chu kì thời gian và mùa.
+ Chu kì thời gian: năm, tháng, tuần, ngày.
+ Chu kì mùa: mùa mưa là mùa nước lên, mùa khô là mùa nước xuống, mùa gieo trồng đất bãi.
- Con người biết đo thời gian ánh sáng mặt trời, tính được 1 ngày có 24 giờ.
b, Chữ viết
- Người ta cần ghi chép và lưu giữ nên chữ viết ra đời, đây là phát minh lớn của loài người.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý. Chữ này chưa tách khỏi chữ tượng hình, thường ghép với một thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người.
+ Người Ai Cập: viết trên giấy Papyrus
+ Người Su me ở Lưỡng Hà: dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
+ Người Trung Quốc: khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa….
c, Toán học
- Ra đời sớm do nhu cầu tính toán lại diện tích ruộng đất sau khi ngập nước, tính toán trong xây dựng.
- Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu.
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.
- Hiểu biểu toàn học của người xưa đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.
d, Kiến trúc
Phát triển phong phú
- Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Babilon ở Lưỡng Hà …
- Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.