Vài nét về tác giả Tô Hoài
I. Sơ đồ - Tiểu sử tác giả Tồ Hoài
II. Vài nét về tác giả Tô Hoài
1. Tiểu sử
- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.
- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.
- Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.
- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp
- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.
- Trong chiến tranh Đông Dương, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi
2. Sự nghiệp văn học
- Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình Tô Hoài đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá:
+ Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc);
+ Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
+ Giải thưởng của Hội Nhà văn Á - Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
+ Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 - 1996).
+ Giải Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội 2010.
2.1 Tác phẩm chính
Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953); Miền Tây (tiểu thuyết, 1967); Ba người khác (tiểu thuyết, 2006),...
2.2 Phong cách nghệ thuật
- Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.