Phân tích Một người Hà Nội

Dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Một người Hà Nội bao gồm: mở bài, thân bài, kết bài giúp các em học tốt môn văn lớp 12
(409) 1364 26/07/2022

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả: Nguyễn Khải là nhà văn có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng phân tích tâm lí nhân vật, giọng văn đôn hậu, trầm lắng, chiêm nghiệm.

- Giới thiệu chung về tác phẩm: ra đời khi đất nước có nhiều thăng trầm, biến động, những giá trị truyền thồng cũng dần phai mờ, đặc biệt là những giá trị của người Hà Nội.

2. Thân bài

a. Nhân vật cô Hiền

* Giới thiệu chung:

- Thời trẻ là cô gái thông minh, xinh đẹp, xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện.

- Có nếp sống và nếp nghĩ độc đáo, khác lạ

 + Nếp sống, hành động:

    Thời chống Pháp: vẫn sống ở Hà Nội, không dính líu gì đến “chính phủ”, vẫn sống một cuộc sống đường hoàng, sung túc, vẫn giữ nền nếp sinh hoạt và lễ nghi tốt đẹp của người Hà Nội.

   Thời kì Hà Nội giải phóng: vẫn giữ gìn cách sống và nếp cũ của người Hà Nội.

   Thời chống Mĩ: không khuyến khích cũng không ngăn cản con cái tòng quân.

   Sau 1975: giữ nếp sống thanh lịch của người Hà Nội, vẫn tổ chức bữa cơm bạn bè mỗi tháng một lần giữa những cựu công dân của Hà Nội.

+ Nếp nghĩ: Vừa thích ứng với cái mới, vừa giữ gìn nếp sống và cách nghĩ riêng của mình: “Vui hơi nhiều…đến làm ăn chứ?”, “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”, “Người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao”, “Chúng mày là người Hà Nội…buông tuồng”, “Xã hội nào cũng phải có …cho mọi giá trị”.

* Tính cách đặc sắc và sinh động

- Một người phụ nữ sắc sảo và tinh tế:

 + Mạnh dạn, thẳng thắn bày tỏ suy nghĩ của mình trước những điều chưa hợp lí của chế độ mới.

+ Với người giúp việc thì coi như người nhà, tình nghĩa như người trong họ.

+ Với thời cuộc, bộc lộ rõ ràng thái độ của mình: “Tao có bộ mặt rất tư sản, nhưng lại không bóc lột ai cả thì làm sao thành tư sản được”.

- Một người phụ nữ thông minh, quyết đoán, có đầu óc thực tế và giỏi tính toán

+ Mọi việc cô làm đều có sự tính toán trước: Sau ngày Hà Nội giải phóng, cô có hai dinh cơ, năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún...

+ Cô đã tính là làm, đã làm là không để ý đến những lời đàm tiếu của thiên hạ: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.

- Một người phụ nữ chu toàn mọi việc, như một nội tướng trong gia đình

+ Đặc biệt quan tâm, coi trọng vai trò của người phụ nữ trong gia đình, coi là “nội tướng”

+ Gần 30 tuổi bà mới lấy chồng, nhưng lại chọn một anh giáo tiểu học.

+ Việc sinh con: Kết thúc vào năm 40 tuổi. Tình thương con của cô là sự sáng suốt của một người mẹ có tầm nhìn xa, trông rộng.

+ Cô quan tâm, dạy dỗ con cái từ khi còn nhỏ và từ những chuyện nhr nhất. Với cô, trách nhiệm quan trọng nhất là tạo dựng nhân cách và chuẩn bị cho con cái một tương lai tốt đẹp.

- Một con người giàu tự trọng và sống có trách nhiệm

  Chuyện hai người con xin đi bộ đội: “tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”, “Tao cũng muốn sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì”

- Một con người luôn lưu giữ những nét đẹp của người Hà Nội, luôn nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống.

+ Có niềm tin mãnh liệt vào những giá trị cổ truyền: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn là thời vàng son, mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế”

+ Câu truyện cây si và những suy nghĩ của cô Hiền.

b. Các nhân vật khác

* Nhân vật “tôi”:

- Giỏi quan sát, từng trải qua nhiều biến động của thời cuộc, biết trân trọng giá trị văn hóa và biết quý trọng những con người có bản lĩnh văn hóa như cô Hiền.

- Một người lính, một người bình thường trong cuộc đời.

* Nhân vật Dũng: dũng cảm, có lòng tự trọng, biết chiến đấu khi tổ quốc cần, tình nghĩa, đại diện cho thanh niên Hà Nội.

* Nhân vật người mẹ của Tuất: kiên cường, bản lĩnh, biết vượt lên đau thương.

* Những thanh niên Hà Nội

và những người tạo nên “nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vật “tôi”: hời hợt, thô lỗ, ích kỉ, làm xấu đi diện mạo và văn hóa của Hà Nội.

c. Hình ảnh cây si cổ thụ

- Câu chuyện về cây si cổ thụ đã nói lên quy luật bất diệt của sự sống: “thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”.

- Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội: có thể bị tàn phá, “bị nhiễm bệnh” nhưng vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn của đất nước.

3. Kết bài:

Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

(409) 1364 26/07/2022