Soạn văn Ôn tập phần văn học siêu ngắn
Câu 1 (trang 124 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
Câu 2 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 3 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
+ Văn học là một thứ vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng.
+ Chú trọng tính chân thật, tính dân tộc, tính sáng tạo.
+ Nguyên tắc sáng tác: trước khi đặt bút thường trả lời bốn câu hỏi gồm Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?
- Mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Người:
+ Hầu hết các sáng tác của Bác đều phụng sự sự nghiệp giải phóng dân tộc với tính chiến đấu cao. VD: thơ ca kháng chiến để tuyên truyền cách mạng, truyện ngắn vạch trần bản chất xảo trá của bọn thực dân, các tác phẩm văn chính luận như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Không có gì quý hơn độc lập tự do! Để kêu gọi toàn dân đứng lên kháng chiến đánh đuổi giặc thù.
+ Văn xuôi và thơ ca của Người đều phản ánh chân thật hiện thực đời sống nhân dân, hiện thực cuộc cách mạng của nước nhà và thấm đẫm tính dân tộc trong nội dung và hình thức.
+ Các sáng tác đều có đối tượng, mục đích rất rõ ràng, nội dung và hình thức vừa đặc sắc vừa phục vụ hiệu quả cho mục đích đặt ra.
Câu 4 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Mục đích sáng tác: tuyên bố nền độc lập tự do của Việt Nam; ngầm tranh luận, cảnh cáo kẻ thù; nêu quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của dân tộc; tranh thủ sự đồng tình của quốc tế.
- Đối tượng của tác phẩm: nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới, kẻ thù (thực dân Pháp, đế quốc Mĩ, quân Tưởng, Anh).
- TNĐL vừa là áng văn chính luận mẫu mực vừa là áng văn chan chứa những tình cảm lớn:
+ TNĐL là áng văn chính luận mẫu mực: hệ thống lập luận mẫu mực với luận điểm, luận cứ, luận chứng chặt chẽ, sắc sảo, thuyết phục; giọng điệu đanh thép, hùng hồn; văn phong cô đọng, súc tích, giàu tính luận chiến; sử dụng thành công nhiều biện pháp tu từ như liệt kê, điệp cú pháp, ẩn dụ, lối biểu đạt giàu hình tượng…;
+ TNĐL là áng văn chan chứa những tình cảm lớn: tình yêu nước sâu nặng, mãnh liệt; lòng căm thù giặc sục sôi; quyết tâm bảo vệ đất nước cao cả; tinh thần quốc tế…
Câu 5 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị:
+ Thơ hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
+ Cái tôi trong thơ là cái tôi chiến sĩ, nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng.
+ Nhà thơ đặc biệt rung động với đời sống cách mạng, với nghĩa tình cách mạng.
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu:
+ Đề tài trong thơ Tố Hữu thường là những sự kiện chính trị lớn, mang ý nghĩa lịch sử, có toàn dân, gắn với vận mệnh dân tộc.
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử - dân tộc. Con người trong thơ là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường và đại diện cho phẩm chất của dân tộc.
+ Những tư tưởng, tình cảm lớn, những vấn đề chính trị lớn lao được thể hiện bằng giọng thơ tâm tình, đằm thắm, ngọt ngào, thương mến.
Câu 6 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Về nội dung: đề tài và nội dung phản ánh đậm chất dân tộc (tái hiện cuộc chiến đấu của quân và dân ta ở Việt Bắc, ca ngợi nghĩa tình kháng chiến, đề cao truyền thống uống nước nhớ nguồn, nêu cao tình cảm dân tộc, tình yêu đồng bào, tình yêu quê hương đất nước).
- Về hình thức: thể thơ dân tộc (lục bát), kết cấu theo hình thức đối đáp giao duyên trong ca dao dân ca; lối xưng hô mình – ta thường thấy trong ca dao; nhiều hình ảnh và từ ngữ vận dụng sáng tạo từ văn học dân gian và lời ăn tiếng nói của nhân dân.
Câu 7 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
Câu 8 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:
+ Tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống nơi miền Tây mới lạ: thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, cuộc sống của người dân miền Tây mới mẻ, độc đáo,…
+ Tâm hồn hào hoa, lãng mạn, yêu đời: yêu điệu múa, khúc nhạc, say mê bóng dáng yêu kiều của người con gái nơi xứ lạ, nhớ thương dáng kiều thơm nơi kinh kì…
- Vẻ đẹp bi tráng, hào hùng:
+ Vẻ ngoài tiều tụy nhưng vẫn toát lên tinh thần dũng mãnh, kiêu hùng.
+ Lí tưởng xả thân vì nước, quyết tâm đánh giặc sắt đá, kiên cường.
+ Cái chết bi tráng, hào hùng, cao cả
*So sánh với bài Đồng chí của Chính Hữu:
- Giống: đều là những hình tượng đẹp về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp; họ đều phải đối diện và vượt lên đời sống chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn; họ đều chan chứa tình yêu đất nước và tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
- Khác:
+ Người lính trong bài Tây Tiến: xuất thân là những thanh niên trí thức trẻ tuổi đến từ Hà Nội; mang đậm vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn, có cái nhìn hóm hỉnh, ngang tàng vừa mang vẻ đẹp bi tráng, hào hùng; hiện lên chủ yếu qua bút pháp lãng mạn bay bổng.
+ Người lính trong bài Đồng chí: xuất thân là những người nông dân đến từ các làng quê; họ mang đậm vẻ đẹp hồn hậu, chất phác, khiêm nhường; nêu cao tình đồng chí sâu nặng, cao cả giữa những người lính áo nâu mới bước vào kháng chiến; hiện lên qua bút pháp hiện thực.
Câu 9 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Đình Thi):
+ Về cấu tạo: bài thơ là sự tái tạo các đoạn thơ của hai bài thơ Sáng mát trong như sáng năm xưa và bài Đêm mít tinh vào một chỉnh thể mới với tư tưởng và cảm xúc trong mạch vận động riêng.
+ Về thi tứ: bài thơ là sự tổng hợp, đan dệt của những cảm xúc, những ấn tượng trực tiếp, cụ thể; những suy tư khái quát gợi cảm, giàu tính tượng trưng.
+ Bài thơ thể hiện nhận thức mới về đất nước, đó là vẻ đẹp của đất nước anh hùng vươn lên từ đau thương, tăm tối trong quá khứ đến tự do và tỏa sáng trong hiện tại.
- Đoạn trích “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm):
+ Viết về đất nước, NKĐ thể hiện tư tưởng chủ đạo bao trùm toàn đoạn trích là tư tưởng Đất Nước của nhân dân.
+ Hình tượng đất nước được chiêm nghiệm, cắt nghĩa, lí giải một cách độc đáo và sâu sắc trên nhiều bình diện như lịch sử, địa lí, văn hóa.
+ Cái tôi trữ tình giàu suy tư, giọng thơ chính luận – trữ tình sâu lắng, vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa dân gian.
Câu 10 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Sóng chứa đựng nhiều trạng thái đối lập: dữ dội >< dịu êm, ồn ào >< lặng lẽ, sóng tìm ra tận bể để tự lí giải => thuộc tính phức tạp và khát khao khám phá trong tình yêu (khổ 1).
- Cũng như sóng, khát vọng tình yêu của tuổi trẻ là muôn đời: Ngày xưa - ngày sau, vẫn thế, bồi hồi (khổ 2).
- Sóng song hành và làm nổi bật những băn khoăn của em: Từ nơi nào sóng lên?, Gió bắt đầu từ đâu?, Khi nào ta yêu nhau => thuộc tính bí ẩn, kì diệu của tình yêu (khổ 3,4).
- Sóng nhớ bờ: nỗi nhớ cồn cào bao trùm không gian (dưới lòng sâu, trên mặt nước) và thời gian (ngày đêm) giống như em nhớ anh cả ý thức và vô thức (cả trong mơ còn thức) à nỗi nhớ là thuộc tính đặc trưng của tình yêu (khổ 5).
- Sóng luôn tới bờ dù muôn vời cách trở => niềm tin vào sức mạnh vượt mọi trở ngại của tình yêu đích thực (khổ 7).
- Khát vọng hòa cái tôi vào cái ta, hòa cá nhân vào cuộc đời chung để bất tử hóa tình yêu gửi gắm trong hình tượng con sóng: Làm sao được tan ra/Thành trăm con sóng nhỏ => khát khao tình yêu sẽ ý nghĩa và còn lại mãi với đời (khổ 9).
=> Sóng giúp diễn tả tình yêu nồng nàn, mãnh liệt, đầy bản lĩnh của người phụ nữ. Đó là một tâm hồn chân thành, đằm thắm, luôn da diết khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc.
Câu 11 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Dọn về làng: bày tỏ tấm lòng của nhà thơ miền núi dành tặng quê hương Cao – Bắc – Lạng sau những năm tháng đau thương, anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp từ nay đã được giải phóng và bắt đầu cuộc sống hồi sinh. Bài thơ có ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lối biểu đạt giàu hình ảnh, cách nói tự nhiên, hồn hậu.
- Tiếng hát con tàu: là lời giục giã, là khúc hát lên đường say mê, hăm hở đến với mọi miền Tổ quốc, với hiện thực cuộc sống lớn lao; bài thơ bày tỏ niềm hạnh phúc vô bờ của nhà thơ khi gặp lại nhân dân ân tình và những kỉ niệm gắn bó trong kháng chiến. Bài thơ mang đậm chiều sâu trí tuệ, chất suy tưởng giàu chất triết luận, hình ảnh thơ phong phú, sáng tạo.
- Đò Lèn: là sự tự nhận thức lại của cá nhân sau những trải nghiệm đã qua, sau khi nhận ra cái giá phải trả cho sự hư ảo của mình. Bài thơ thể hiện tình bà cháu sâu nặng, nghĩa tình gắn với cảm xúc tiếc nuối, ân hận của người cháu khi bà đã không còn ở bên.
- Bác ơi!: bày tỏ nỗi đau đớn, tiếc thương vô hạn cùng tấm lòng thành kính biết ơn của nhà thơ cũng như của nhân dân đối với Bác Hồ. Bài thơ có ngôn ngữ điêu luyện, hình ảnh thơ bình dị mà gợi cảm, giọng điệu đau đớn, thiết tha.
Câu 12 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Giống: tiếp cận con người dưới phương diện tài hoa nghệ sĩ; trung thành với thiên hướng theo đuổi cái đẹp; ngôn ngữ tài hoa giàu chất tạo hình.
- Khác: Trước CMT8, Nguyễn Tuân đi tìm cái đẹp trong quá khứ và hướng đến những con người phi thường, chọc trời khuấy nước; Sau CMT8, ông đi tìm cái đẹp ngay trong hiện thực đời sống, ngay trong hiện tại và hướng đến vẻ đẹp của những con người bình dị, vô danh (những người lao động không chỉ cần cù, dũng cảm mà còn tài hoa nghệ sĩ).
Câu 13 (trang 125 SGK Ngữ Văn 12, tập 1)
- Cảm hứng thẩm mĩ khơi nguồn từ vẻ đẹp đa chiều đa diện và biến đổi phong phú của dòng sông Hương và tình cảm sâu sắc dành cho quê hương xứ Huế.
- Văn phong: hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa, tao nhã.