Phong trào Tây Sơn (Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn)

Lý thuyết về phong trào tây sơn (khởi nghĩa nông dân tây sơn) môn sử lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(372) 1241 02/08/2022

I. KHỞI NGHĨA NÔNG DÂN TÂY SƠN

1. Tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỉ XVIII

- Từ giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành, tự xưng "quốc phó", khét tiếng tham nhũng.

- Ở các địa phương, quan lại, cường hào kết thành bè cánh, đàn áp, bóc lột nhân dân thậm tệ và đua nhau ăn chơi xa xỉ.

- Nông dân bị lấn chiếm ruộng đất và phải chịu nhiều thứ thuế, nỗi oán giận của các tầng lớp nhân dân ngày càng dâng cao => Khởi nghĩa nông dân nổi ra, tiêu biểu là khởi nghĩa của chàng Lía. 

- Ba anh em nhà Tây Sơn căm thù sâu sắc chính quyền nhà Nguyễn, hiểu được nguyện vọng của nhân dân muốn lật đổ họ Nguyễn, đã huy động được đông đảo lực lượng nhân dân và một bộ phận trong tầng lớp thống trị tham gia nên cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nhanh chóng phát triển.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê - Gia Lai) lập căn cứ, dựng cờ khởi nghĩa.

Tổ tiên anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ vốn quê ở Nghệ An, bị chúa Nguyễn bắt đưa vào Đảng Trong khai khẩn đất hoang. Thuở nhỏ, ba anh em theo học ông giáo Hiến, một nho sĩ rất bất mãn với chế độ thối nát đương thời.

- Nghĩa quân được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào thiểu số ủng hộ, lực lượng ngày càng mạnh, nghĩa quân đánh xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn - Bình Định) rồi mở rộng xuống đồng bằng. Đi đến đâu nghĩa quân cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo"... Các tầng lớp nhân dân tham gia nghĩa quân ngày càng đông, kể cả hào mục địa phương cũng nổi dậy hưởng ứng.

(372) 1241 02/08/2022