Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Lê Đại Hành

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Lê Đại Hành

  • Hocon247

  • 32 câu hỏi

  • 60 phút

  • 215 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 320611

Chọn câu đúng trong các câu sau về sự bay hơi:

Xem đáp án

Nước hay các chất lỏng khác bay hơi ở mọi nhiệt độ khác nhau. Khi bay hơi thì nhiệt độ của chất lỏng giảm. Nước không phải là chất lỏng dễ bay hơi và bay hơi nhanh nhất.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 320612

Câu nào sau đây không đúng về sự bay hơi:

Xem đáp án

Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt. Trong cùng điều kiện môi trường, nước khó bay hơi hơn cồn, rượu. Diện tích mặt thoáng càng lớn thì sự bay hơi càng nhanh.

→ Kết luận C không đúng.

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 320613

Trong những ngày thời tiết lạnh, nhiệt độ trong phòng tắm có vẻ ấm áp dễ chịu hơn trong phòng khách

• Giải thích: Trong phòng tắm, không khí có nhiều hơi nước hơn phòng khách, nên tốc độ bay hơi của nước trên cơ thể giảm; do đó ta có cảm giác ấm áp hơn trong phòng khách.

Xem đáp án

Quá trình bay hơi là quá trình thu nhiệt. Cơ thể người thường xuyên xảy ra sự bay hơi qua da để đảm bảo cơ thể người có nhiệt độ ổn định 37oC. Tuy nhiên, vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô, cơ thể mất nhiệt nhiều hơn do sự bay hơi nước qua da nhanh hơn, ta cảm thấy lạnh. Tuy nhiên, trong phòng tắm, không khí có nhiều hơi nước hơn trong phòng khách nên tốc độ bay hơi nước qua da của cơ thể giảm, làm cơ thể ta ít bị mất nhiệt hơn, do đó ta có cảm giác ấm áp hơn.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 320614

• Xét hiện tượng: Khi vừa tắm xong, nếu đứng trước gió ta cảm thấy lạnh.

• Giải thích: Khi vừa tắm xong, lớp nước trên bề mặt da ta bốc hơi. Sự tác động của gió lại làm cho nước bốc hơi nhanh hơn. Khi nước bay hơi nó hấp thụ một phần nhiệt độ của cơ thể (quá trình thu nhiệt) làm cho ta cảm thấy lành lạnh

Xem đáp án

Khi vừa tắm xong, trên da ta còn nhiều nước, khi đứng trước quạt, gió làm cho quá trình bay hơi diễn ra nhanh hơn. Khi nước bay hơi thì nó hấp thu một phần nhiệt của cơ thể nên ta thấy lành lạnh.

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 320616

Những yếu tố nào sau đây góp phần làm tăng năng suất thu hoạch muối trên những ruộng muối:

Xem đáp án

Quá trình sản xuất muối là quá trình sử dụng sự bay hơi của nước. Khi phơi nước biển, nước bay hơi còn để lại muối trên ruộng muối. Vì sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích mặt thoáng và gió nên nếu trời nắng gắt (nhiệt độ cao), có gió mạnh, ruộng muối rộng (diện tích mặt thoáng lớn) thì sự bay hơi nước diễn ra nhanh hơn, giúp tăng năng suất, sản lượng muối.

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 320617

Thả một miếng chì, một miếng thép vào đồng đang nóng chảy, cho rằng nhiệt độ nóng chảy của thép lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của đồng và nhiệt độ nóng chảy của đồng lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của chì.

Xem đáp án

Vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn của chì, và thấp hơn của thép. Nên khi thả một miếng chì và thép vào đồng đang nóng chảy thì chì nóng chảy theo còn thép thì không nóng chảy.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 320618

Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF và của hơi nước đang sôi là 212oF ứng với nhiệt giai Celsius là 0oC và 100oC. Như vậy loC ứng với...

Xem đáp án

Trong nhiệt giai Celsius từ 00C đên 100oC ứng với 1000

Trong nhiệt giai Fahrenheit, từ 32oF đến 212oF ứng với 212-32 = 1800

Như vậy 1oC ứng với 180/100=1,8oF .

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 320619

Nhiệt độ trung bình của nước ở nhiệt giai Celsius là 27oC. ứng với nhiệt giai Kenvin (K) nhiệt độ của nước là:

Xem đáp án

Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K, còn trong nhiệt giai Celsius thì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. Mặt khác mỗi chênh lệch 1oC trong nhiệt giai Celsius cũng bằng chênh lệch 1K trong nhiệt giai Kenvin.

Nên nhiệt độ của nước là 27oC ứng với: 273+27 = 300K.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 320620

Nhúng bàn tay trái vào nước lạnh, bàn tay phải vào nước nóng và sau đó nhúng cả 2 tay vào nước ấm, cảm giác của ta sẽ là...

Xem đáp án

Cảm giác nóng lạnh ở tay ta khi nhúng vào nước do sự chênh lệch nhiệt độ. Bàn tay trái nhúng vào nước lạnh, sau đó nhúng vào nước ấm, chênh lệch nhiệt độ dương, (nhiệt độ tăng) nên ta thấy ấm. Bàn tay phải nhúng vào nước nóng, sau đó nhúng vào nước ấm, chênh lệch nhiệt độ âm (nhiệt độ giảm) nên ta thấy lạnh.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 320621

Muốn khắc độ cho một nhiệt kế thủy ngân ta phải:

Xem đáp án

Nhiệt kế thủy ngân có thể đo được nhiệt độ từ 0oC đến 100oC. Trong thang đo của nhiệt giai Celsius thì 0oC đến 100oC được chia thành 100 phần bằng nhau. Vì vậy, để khắc độ cho nhiệt kế (tức là làm thang đo), ta cần xác định điểm 0oC (đánh dấu), xác định điểm 100oC (đánh dấu), rồi chia khoảng cách giữa 2 dấu thành 100 phần bằng nhau.

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 320622

Muốn định điểm 0oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào:

Xem đáp án

Trong nhiệt giai Celsius, nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC. Vì vậy, để xác định điểm 0oC trên nhiệt kế thủy ngân để chia nhiệt giai Celsius ta phải đặt nhiệt kế vào nước đá đang tan.

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 320623

“Chỗ thắt” ở nhiệt kế y tế có công dụng:

Xem đáp án

Nhiệt kế y tế để đo thân nhiệt của người, khi sử dụng, bênh nhân thường kẹp vào nách, bẹn. Vì vậy nhiệt kế được thiết kế có chỗ eo thắt lại để giữ cho mực thủy ngân đứng yên khi lấy ra khỏi bệnh nhân. Bác sĩ có thể đọc được kết quả nhiệt độ cơ thể người bệnh nhân sau đó. (Khi đo lại lần sau, ta phải vẩy mạnh nhiệt kể để mực thủy ngân tụt xuống).

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 320624

Ưu điểm của nhiệt kế thủy ngân là:

Xem đáp án

Nhiệt kế thủy ngân có ưu điểm là: Thủy ngân không dính thành ống (thủy ngân không dính ướt với thủy tinh); thủy ngân có nhiệt độ sôi cao; và co giãn vì nhiệt nhanh chóng.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 320625

Khi sử dụng nhiệt kế y tế, việc làm đầu tiên là:

Xem đáp án

Khi sử dụng nhiệt kế y tế, đầu tiên ta cần cầm thân nhiệt kế vẩy mạnh, để thủy ngân hoàn toàn tụt xuống bầu.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 320626

Nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác càng cao nếu:

Xem đáp án

Ống thủy tinh lớn và ngắn thì làm cho các khoảng chia nhiệt độ rất sát nhau, vì vậy ta khó quan sát, hơn nữa khi nhiệt độ tăng thì có thể phần chất lỏng (thủy ngân) bên trong nhận nhiệt không đều nên không dãn nở đều.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 320627

• Xét hiện tượng: Trước khi cặp thủy (đo thân nhiệt) cho bệnh nhân, người y tá thường cầm phần thân của nhiệt kế y tế vẩy mạnh mấy cái.

• Giải thích: Do nhiệt kế y tế có phần thắt eo. Vì thế trong lần đo trước, khi vừa lấy nhiệt kế ra, thủy ngân bị co lại và bị cắt đứt chỗ eo khiến ta đọc được chính xác mực thủy ngân trong ống. Cho nên, trước khi đo, người y tá phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân còn trên ống tụt xuống bầu. Sau khi đo, chỉ số đo mới được chính xác.

Xem đáp án

Nhiệt kế y tế có phần thắt eo trong ống để sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân, thủy ngân bị co lại là cắt đứt ở chỗ eo, giúp y tá hay bác sĩ đọc chính xác kết quả thân nhiệt của bệnh nhân. Vì vậy, khi sử dụng nhiệt kế đo lần sau, ta phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân trong ống tụt xuống bầu, khi đó mới đo được kết quả chính xác.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 320628

Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ đo được là 104oF. Vậy ở nhiệt giai Ken vin (K) nhiệt độ sẽ là:

Xem đáp án

Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt độ của nước đang sôi là 212oF. Trong nhiệt giai Celsius thì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Mỗi một độ trong nhiệt giai Celsius (1oC) bằng một độ trong nhiệt giai Kenvin (1K) và bằng 1,8 độ trong nhiệt giai Fahrenheit.

Vậy 107oF = 273 + (104 - 32):1,8 = 313K

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 320629

Đồ thị hình vẽ sau biểu diễn sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của nước vào độ cao so với mặt biển, căn cứ vào số liệu trên hình vẽ, hãy chọn câu trả lời đúng?

Xem đáp án

Từ đồ thị thấy ở độ cao 3000 m thì nhiệt độ sôi của nước là 90oC.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 320630

Nước sôi ở nhiệt độ nào?

Xem đáp án

Nước sôi ở nhiệt độ 100oC

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 320631

Trong các đặc điểm bay hơi sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự sôi?

Xem đáp án

Sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 320632

Sự nóng chảy, sự đông đặc,và sự sôi có đặc điểm nào giống nhau?

Xem đáp án

Trong suốt quá trình nóng chảy, đông đặc, sự sôi nhiệt độ không thay đổi và xảy ra ở một nhiệt độ xác định

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 320633

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước như thế nào?

Xem đáp án

Trong suốt thời gian nước sôi nhiệt độ của nước không thay đổi

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 320634

Đồ thị ở hình vẽ biểu thị điều gì?

Xem đáp án

Đồ thị ở hình vẽ biểu thị sự sôi và nguội dần của ête

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 320635

Trong các nhận định sau về sự sôi, nhận định nào sai?

Xem đáp án

Nhận định sai: Ở cùng một điều kiện, một chất lỏng có thể sôi ở những nhiệt độ khác nhau

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 320636

Phát biểu nào sau đây là sai về điều kiện để sự sôi xảy ra?

Xem đáp án

Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 320637

Những hiện tượng nào sau đây thể hiện sự ngưng tụ của hơi nước:

Xem đáp án

Sự ngưng tụ là quá trình chuyển từ thể khí (hơi) sang thể lỏng. Sương đọng trên lá cây là sự ngưng tụ của hơi nước trong đêm lạnh.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 320638

Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:

Xem đáp án

Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 320639

 Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do:

 

Xem đáp án

Ở 4oC nước có thể tích nhỏ nhất → Khi đông đặc, thể tích tăng lên gây ra áp lực lớn lên thành ống → đường ống nước dễ bị vỡ

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 320640

Hiện tượng nào không liên quan đến sự đông đặc?

Xem đáp án

Tuyết rơi, làm đá trong tủ lạnh, đúc đồng thuộc về hiện tượng đông đặc. Rèn thép trong lò không phải là hiện tượng đông đặc

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 320641

Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?

Xem đáp án

Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc bằng nhau

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 320642

Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?

Xem đáp án

Thổi tắt ngọn nến, khi nến nến tắt, phần nến lỏng sẽ đông đặc lại thành rắn

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »