Đề thi giữa HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Trần Xuân Soạn
-
Hocon247
-
30 câu hỏi
-
60 phút
-
221 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Có tất cả bao nhiêu khối khí hậu trên bề mặt của Trái Đất?
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.
Đới nóng (hay nhiệt đới) nằm giữa những đường giới hạn nào?
Giới hạn đới nóng: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
Loại gió nào thổi thường xuyên trong khu vực đới nóng ?
Gió thổi thường xuyên ở đới nóng: Tín phong.
Các mùa trong năm được thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào?
Đặc điểm đới ôn hòa: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
Loại gió thổi thường xuyên ở khu vực đới lạnh là:
Gió thổi thường xuyên ở đới lạnh là: Đông cực.
Các đới khí hậu trên Trái Đất là:
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ: 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa; 2 đới lạnh.
Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai nhiệt:
Trên bề mặt trái đất có 5 vành đai nhiệt: 1 vòng đai nóng; 2 vòng đai ôn hòa; 2 vòng đai lạnh.
Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là:
Sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất phụ thuộc vào nhiều nhân tố trong đó quan trọng nhất là vĩ độ.
Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu đới nóng?
Đặc điểm đới nóng: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên: Tín phong.
Việt Nam nằm ở vùng đới khí hậu nào?
Việt Nam nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến nên nằm ở đới khí hậu: nhiệt đới.
Khi đo nhiệt độ không khí người ta phải đặt nhiệt kế theo cách nào?
Cách đo nhiệt độ không khí
- Dụng cụ: nhiệt kế.
- Phương pháp:
+ Để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m
+ Đo ít nhất 3 lần trong một ngày (5h, 13h và 21h)
+ Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm: 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ.
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào:
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào 13 giờ trưa. vì lúc 12h Mặt Trời chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ năng lượng Mặt Trời, đến 13h mặt đất đã hấp thụ nhiều nhiệt và bức xạ vào không khí làm cho không khí nóng dần lên.
Tại sao có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước:
Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau. Các loại đất, đá mau nóng, nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.
Điều nào là không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ?
Sự thay đổi của nhiệt độ không khí: theo vĩ độ; theo độ cao; theo vị trí gần hay xa biển. Nên B sai.
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:
- Để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo.
- Phải để cách mặt đất 2 mét để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
Tại sao về mùa hạ, những vùng miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
- Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.
- Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.
Thời tiết là hiện tượng khí tượng:
Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Nhiệt độ không khí thay đổi:
Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương, trong một thời gian ngắn.
Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 22oC, lúc 13 giờ được 26oC và lúc 21 giờ được 24oC. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
Nhiệt độ TB = (22 + 26 + 24): 3 = 24oC.
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Trên bề mặt Trái Đất có tất cả bao nhiêu đai khí áp thấp?
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Ở hai bên xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 30o Bắc và Nam về xích đạo là gió?
Tín phong là gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến (vĩ độ 30o Bắc và Nam) về áp thấp xích đạo.
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió:
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió: Tây Nam (thổi theo hướng tây nam bị dãy Trường Sơn chắn) hay còn gọi là gió phơn.
Gió Tây ôn đới là gió thổi thường xuyên từ:
Gió Tây ôn đới là loại gió thổi từ các đai áp cao chí tuyến về các đai áp thấp khoảng vĩ độ 60o.
Trên bề mặt trái đất có bao nhiêu vành đai khí áp:
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có: 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau.
Đai áp thấp "T" nằm ở vĩ độ bao nhiêu:
Đai áp thấp "T" nằm ở xích đạo 0o và 60o.
Đai áp cao chữ "C" nằm ở vĩ độ bao nhiêu?
Đai áp thấp "C" nằm ở 30o và 90o.
Không khí luôn luôn chuyển động từ:
Không khí luôn luôn chuyển động từ: Nơi áp cao về nơi áp thấp, sinh ra gió.
Gió Tín Phong còn được gọi là gió gì?
Gió Tín Phong hay còn gọi là gió Mậu Dịch