Đề thi HK2 môn Địa Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Thiên Phước
-
Hocon247
-
32 câu hỏi
-
60 phút
-
188 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Hoạt động nào sau đây của con người giúp mở rộng phạm vi phân bố của động, thực vật?
Lai tạo ra nhiều giống là hoạt động mở rộng (tích cực) đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Các hoạt động có tác động tiêu cực đến sự phân bố của động thực vật như: Phá rừng, săn bắt động vật quý hiếm, đốt rừng làm nương rẫy,...
Đâu không phải là ảnh hưởng của con người đến sự mở rộng phân bố thực, động vật:
Khai thác rừng bừa bãi thu hẹp nơi sinh sống của sinh vật là ảnh hưởng tiêu cực làm suy giảm, hạn chế sự phân bố thực vật, động vật.
Nguyên nhân thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam do:
Nguyên nhân chủ yếu thảm thực vật đài nguyên không xuất hiện ở bán cầu Nam là do đới lạnh ở bán cầu nam không có đất mà chỉ có băng tuyết bao phủ quanh năm nên thực vật rất khó để sinh trưởng và phát triển.
Sự phát triển và phân bố thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của động vật do
Nguyên nhân thực vật có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố động vật chủ yếu do thực vật là nguồn cung cấp thức ăn cho nhiều loài động vật. Đặc biệt là động vật ăn cỏ và kéo theo đó là các loại động vật ăn thịt.
Chọn câu đúng. Thổ nhưỡng là:
Thổ nhưỡng là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và các đảo, được đặc trưng bởi độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
Hai thành phần chính của lớp đất là:
Thành phần chính của lớp đất là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ. Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. Thành phần hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ, chủ yếu ở tầng trên, màu xám hoặc đen (sinh vật phân hủy tạo nên chất mùn cho cây).
Nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất là:
Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng. Đá mẹ có ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất.
Thành phần khoáng của lớp đất có đặc điểm là:
Thành phần khoáng chiếm phần lớn trọng lượng của đất, gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau.
Nguyên nhân sinh ra độ muối của nước biển là do:
Độ muối của nước biển và đại dương là do: Do nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra. Độ muối trong các biển không giống nhau tùy thuộc vào nguồn nước sông đổ vào biển và sự bốc hơi của nước biển.
Tại sao biển Ban-tích có độ muối rất thấp?
Lời giải Biển Ban-tich có độ muối 10-15‰ (rất thấp) do biển Ban-tích là một vùng biển kín và có nguồn nước sông đổ ra biển rất phong phú.
Nguyên nhân sinh ra sóng thần là do:
Sóng thần là một loạt các đợt sóng biển cao và mạnh, tạo nên khi một thể tích lớn nước đại dương bị chuyển dịch nhanh chóng, với nguyên nhân là động đầt, lở đất hoặc núi lửa phun trào dưới đáy biển hoặc sự rơi của những thiên thạch lớn (hiếm và không mạnh). Sóng thần chỉ gây thiệt hại ở những vùng ven biển, đại dương. Sóng thần cao hàng chục mét có thể cuốn mọi thứ ra biển khơi.
Lưu vực của một con sông là:
Lưu vực sông: là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho một con sông.
Cửa sông là nơi dòng sông chính:
Cửa sông là nơi dòng sông chính đổ ra biển (hồ).
Hợp lưu là:
Hợp lưu là nơi dòng chảy của 2 hay nhiều hơn các con sông gặp nhau.
Chi lưu là:
Chi lưu là con sông làm nhiệm vụ thoát nước cho sông chính.
Ở nhiệt độ 0oC, lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được là bao nhiêu?
Lượng hơi nước tối đa mà không khí chứa được khi có nhiệt độ 00C là 2g/cm3
Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu?
Việt Nam nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là: từ 1.001 - 2.000 mm.
Tại sao không khí có độ ẩm?
Không khí có độ ẩm là do không khí chứa một lượng hơi nước nhất định.
Sau khi bỏ nước đá vào trong cốc đựng nước, ta thấy có những giọt nước bám bên ngoài thành cốc là do:
Trong không khí luôn có hơi nước (ẩm kế thường chỉ 80%) và khi những phân tử hơi nước chuyển động khuyếch tán va chạm tiếp xúc với thành ly, do thành ly có nhiệt độ thấp nên bị ngưng đọng thành giọt nước.
Ở nước ta có hoạt động của gió hành tinh:
Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nên nước ta có hoạt động của gió hành tinh là gió Mậu dịch hay còn gọi là gió Tín Phong. Còn gió mùa là gió chỉ có ở một số khu vực trên thế giới không phải gió hành tinh.
Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió:
Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa. Mùa đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của gió mùa đông Bắc với tính chất khô, lạnh đầu mùa và lạnh, ẩm vào cuối mùa; Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam với tính chất nóng, ẩm.
Tại sao có khí áp?
Mặc dù không khí có trọng lượng rất nhẹ (1 lít không khí trung bình nặng 1,3g) nhưng do khí quyển có chiều dày trên 60.000km nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất.
Nguyên nhân sinh ra gió là do:
Nguyên nhân sinh ra gió là do sự chênh lệch áp suất không khí giữa nơi áp cao và nơi áp thấp, không khí bị dồn từ nơi áp cao về áp thấp tạo ra gió.
Vì sao gió không thổi thẳng từ khu vực khí áp cao tới khu vực khí áp thấp mà lại lệch hướng?
Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất nên các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Ở nửa cầu Bắc nếu nhìn theo hướng chuyển động thì vật thể sẽ bị lệch về bên phải còn nửa cầu Nam vật thể bị lệch về bên trái. Sự lệch hướng này ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các vật thể rắn (đường đạn bay,…), lỏng (dòng chảy,…) và khí (gió,…).
Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng:
Càng lên vĩ độ cao nhiệt độ không khí càng giảm chủ yếu do càng lên vĩ độ cao thì góc chiếu sang của Mặt Trời càng nhỏ và lượng nhiệt nhận được càng ít nên không khí mặt đất cũng nóng ít hơn.
Nhiệt độ không khí cao nhất ở:
Ở xích đạo quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt, nhiệt độ không khí nóng. Còn càng về hai cực góc chiếu càng nhỏ nên mặt đất nhận được càng ít nhiệt, nhiệt độ không khí cũng giảm dần về cực.
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào:
Không khí trên mặt đất nóng nhất là vào 13 giờ trưa. vì lúc 12h Mặt Trời chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thụ năng lượng Mặt Trời, đến 13h mặt đất đã hấp thụ nhiều nhiệt và bức xạ vào không khí làm cho không khí nóng dần lên.
Giả sử có một ngày ở thành phố Hà Nội, người ta đo đưực nhiệt độ lúc 5 giờ được 220C, lúc 13 giờ được 260C và lúc 21 giờ được 240C. Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu?
Tính nhiệt độ trung bình ngày= Tổng nhiệt độ các lần đo/Số lần đo.
Nhiệt độ TB = (22 + 26+24): 3 = 240C.
Đặc điểm không đúng khi nói về sự thay đổi của nhiệt độ là:
Sự thay đổi của nhiệt độ không khí: theo vĩ độ; theo độ cao và theo vị trí gần hay xa biển. Nhiệt độ không khí không thay đổi theo màu đất nên B sai.
Nguyên nhân có sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước là do:
Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. Sự tăng, giảm nhiệt độ của mặt đất và mặt nước rất khác nhau. Các loại đất, đá mau nóng nhưng cũng mau nguội; còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn.
Nguyên nhân khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m là do:
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì: Thứ nhất để trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo. Thứ hai là phải để cách mặt đất 2m để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.
Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
- Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.
- Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.