Đề thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020 - Trường THCS Đặng Văn Ngữ

Đề thi HK1 môn Địa lí 6 năm 2020 - Trường THCS Đặng Văn Ngữ

  • Hocon247

  • 30 câu hỏi

  • 60 phút

  • 209 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 322155

Khi các đường đồng mức nằm gần nhau, có nghĩa là bề mặt địa hình mà chúng biểu thị sẽ có dạng như thế nào?

Xem đáp án

Khi các đường đồng mức nằm gần nhau, có nghĩa là bề mặt địa hình mà chúng biểu thị sẽ có dạng dốc

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 322156

Trong ngày 22-6 (hạ chí) nửa cầu nào ngả nhiều về phía Mặt Trời?

Xem đáp án

Trong ngày 22-6 (hạ chí) nửa cầu Bắc ngả nhiều về phía Mặt Trời

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 322157

Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi nào?

Xem đáp án

Độ cao tuyệt đối của núi A là 1500m. Nó thuộc loại núi trung bình

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 322158

Điểm giống nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên là gì?

Xem đáp án

Điểm giống nhau giữa Bình nguyên và Cao nguyên là:

- Địa hình thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp và cây lương thực.

- Có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 322159

Lớp vỏ Trái đất có độ dày là bao nhiêu km?

Xem đáp án

Lớp vỏ Trái đất có độ dày từ 5- 7km

Câu 6: Trắc nghiệm ID: 322160

Ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến tại vĩ tuyến nào ?

Xem đáp án

Ngày 22 tháng 6, tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến tại vĩ tuyến 23o27’B

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 322161

Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh trục là bao nhiêu giờ?

Xem đáp án

Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh trục là 24 giờ

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 322162

Hàng ngày, ta thấy hiện tượng Mặt Trời mọc hướng Đông rồi lại lặn hướng Tây là do

Xem đáp án

Hàng ngày, ta thấy hiện tượng Mặt Trời mọc hướng Đông rồi lại lặn hướng Tây là do Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời từ Tây sang Đông.

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 322163

Vào hai dịp Xuân phân và Thu phân, hiện tượng ngày và đêm ở hai bán cầu sẽ như thế nào ?

Xem đáp án

Vào hai dịp Xuân phân và Thu phân, hiện tượng ngày và đêm ở hai bán cầu sẽ bằng nhau 

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 322164

Nguyên nhân của hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do

Xem đáp án

Nguyên nhân của hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục. 

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 322165

Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra hiện tượng gì ?

Xem đáp án

Trái Đất quay quanh Mặt Trời tạo ra hiện tượng mùa

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 322166

Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động, vật chuyển động ở nửa cầu Bắc sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động, vật chuyển động ở nửa cầu Bắc sẽ bị lệch sang phải

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 322167

Nhiệt độ cao nhất trong lớp lõi của Trái Đất là khoảng bao nhiêu?

Xem đáp án

Nhiệt độ cao nhất trong lớp lõi của Trái Đất là khoảng 5000oC

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 322168

Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng nào?

Xem đáp án

Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng theo hướng từ Tây sang Đông

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 322169

Lục địa nào trên bề mặt trái đất có diện tích lớn nhất?

Xem đáp án

Lục địa Á- Âu trên bề mặt trái đất có diện tích lớn nhất

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 322170

Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là bao lâu?

Xem đáp án

Thời gian để Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời là 365 ngày 6 giờ.

Câu 17: Trắc nghiệm ID: 322171

So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng bao nhiêu độ?

Xem đáp án

So với mặt phẳng quỹ đạo, trục Trái Đất nghiêng 66o33’.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 322172

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình gì?

Xem đáp án

Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo có hình elip gần tròn

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 322173

Vào ngày 21/3 và 23/9, Mặt trời chiếu vuông góc với trái đất ở vị trí nào?

Xem đáp án

Vào ngày 21/3 và 23/9, Mặt trời chiếu vuông góc với trái đất ở vị trí xích đạo

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 322174

Ngày 22 tháng 12 được gọi là gì?

Xem đáp án

Ngày 22 tháng 12 được gọi là đông chí

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 322175

Lớp trung gian bên trong Trái Đất có trạng thái như thế nào ?

Xem đáp án

Lớp trung gian bên trong Trái Đất có trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 322176

Địa điểm nào trên trái đất có ngày (đêm) kéo dài 6 tháng?

Xem đáp án

Điểm cực trên trái đất có ngày (đêm) kéo dài 6 tháng

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 322177

Lớp lõi Trái Đất có trạng thái như thế nào?

Xem đáp án

Lớp lõi Trái Đất có trạng thái lỏng ngoài, rắn trong

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 322178

Lục địa nào nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam?

Xem đáp án

Lục địa Nam Cực nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 322179

Múi giờ gốc đi qua kinh tuyến nào?

Xem đáp án

Múi giờ gốc đi qua kinh tuyến 0o

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 322180

Kinh tuyến Tây là gì?

Xem đáp án

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến Tây nằm bên trái đường kinh tuyến gốc.

Chọn : D

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 322181

Kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) gọi là gì?

Xem đáp án

Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau. Kinh tuyến gốc: là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grinuyt nước Anh.

Chọn : B

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 322182

Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì sao?

Xem đáp án

Các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh vĩ tuyến là đường thẳng vì theo phép chiếu đồ này thì vùng xích đạo có độ chính xác nhất mà các đường hàng hải chính thường nằm gần xích đạo nên độ chính xác cao,…

Chọn : A

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 322183

Ưu điểm lớn nhất của bản đồ địa lý là cho người sử dụng thấy được?

Xem đáp án

Bản đồ là hình vẽ tương đối chính xác về một vùng đất hay toàn bộ Trái Đất trên một mặt phẳng. Thể hiện được sự phân bố của đối tượng trong không gian, các đặc tính phát triển của đối tượng.

Chọn : C

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 322184

Dựa vào số ghi tỉ lệ đối với bản đồ 1:200.000, 3cm trên bản đồ tương ứng trên thực địa là boa nhiêu km?

Xem đáp án

Khoảng cách thực địa = Khoảng cách trên bản đồ × tỉ lệ bản đồ. Đổi ra đơn kilômet (km). Khoảng cách thực địa = 3×200 000 = 600 000 (cm) = 6 (km)

Chọn : B

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề