Định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở
I- CÔNG THỨC ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH
I=URhayU=IR
Trong đó,
+ I - cường độ dòng điện qua mạch (A)
+ U - điện áp giữa hai đầu đoạn mạch (V)
+ R - điện trở tương đương của toàn mạch (Ω)
Trường hợp mạch có nhiều điện trở R1,R2,... thì cường độ dòng điện tương ứng qua các điện trở là: I1,I2,... Điện áp ( hiệu điện thế ) giữa hai đầu mỗi điện trở là U1,U2,...
II- ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC NỐI TIẾP
R=R1+R2+....+RnU=U1+U2+...+UnI=I1=I2=...=In
III- ĐOẠN MẠCH CÓ CÁC ĐIỆN TRỞ MẮC SONG SONG
1R=1R1+1R2+...+1RnU=U1=U2=...=UnI=I1+I2+...+In
IV- DẠNG BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH PHỨC TẠP
Phân tích đoạn mạch AB thành các đoạn mạch nhỏ bằng cách sử dụng các phương pháp:
- Giả sử dòng điện chạy từ A đến B, nếu dòng không bị phân nhánh => đoạn mạch đó nối tiếp, tại một điểm nào đó mạch bị phân nhánh => đoạn mạch đó mắc song song
- Tại những đoạn mạch không có điện trở, điện thế tại đó bằng nhau nên có thể chập lại làm 1 điểm
- Đặt tên cho các điểm phân nhánh, vẽ lại mạch từ trái qua phải để thu được mạch đơn giản hơn