Đại cương về dòng điện không đổi - Nguồn điện
I- DÒNG DIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Dòng điện
Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng. Chiều qui ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron).
2. Cường độ dòng điện
Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng Dq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Dt và khoảng thời gian đó:
\(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\)
Trong đó : \(\Delta q\) là điện lượng, \(\Delta t\) là thời gian.
+ nếu \(\Delta \)t là hữu hạn, thì I là cường độ dòng điện trung bình;
+ nếu \(\Delta \)t là vô cùng bé, thì i là cường độ dòng điện tức thời.
3. Dòng điện không đổi
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
\(I = \frac{q}{t}\)
Số electron chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn : \(n = \frac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)
II- NGUỒN ĐIỆN – SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CỦA NGUỒN ĐIỆN
1. Nguồn điện
+ Cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện gọi là nguồn điện.
+ Hai cực nhiễm điện khác nhau là nhờ lực lạ tách electron ra khỏi nguyên tử trung hòa rồi chuyển electron hay Ion dương ra khỏi mỗi cực.
2. Suất điện động nguồn điện
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
\(\) \(E{\rm{ }} = \frac{A}{q}\)
- Điện trở của nguồn điện được gọi là điện trở trong của nó.
- Mỗi nguồn điện được đặc trưng: (E , r)
III- CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng 1: Xác định điện lượng, cường đồ dòng điện theo công thức định nghĩa và tính số elcetron chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn.
Phương pháp: sử dụng các công thức sau
- Cường độ dòng điện: \(I = \frac{{\Delta q}}{{\Delta t}}\) hay \(I = \frac{q}{t}\)
- Số elcetron : \(n = \frac{{I.t}}{{\left| e \right|}}.\)
2. Dạng 2 : Tính suất điện động của nguồn điện
\(E{\rm{ }} = \frac{A}{q}\)