Đề khảo sát Toán 9 năm 2018 – 2019 phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm – Hà Nội

Đề khảo sát Toán 9 năm 2018 - 2019 phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm - Hà Nội được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội những năm gần đây, đề gồm 1 trang với 5 bài toán tự luận, học sinh có 120 phút để hoàn thành bài thi
(383) 1278 08/08/2022

Thứ Năm ngày 09 tháng 05 năm 2019, phòng Giáo dục và Đào tạo UBND quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Toán lớp 9 năm học 2018 – 2019, kỳ thi nhằm mục đích kiểm tra năng lực học tập môn Toán của học sinh lớp 9 trước khi các em bước vào kỳ thi Toán tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019 – 2020.

Đề khảo sát Toán 9 năm 2018 – 2019 phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm – Hà Nội được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT môn Toán của sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội những năm gần đây, đề gồm 1 trang với 5 bài toán tự luận, học sinh có 120 phút để hoàn thành bài thi.

Trích dẫn đề khảo sát Toán 9 năm 2018 – 2019 phòng GD&ĐT Hoàn Kiếm – Hà Nội:
+ Giải bài toán sau bằng cách lập phương trình hoặc hệ phương trình: Một ô tô và một xe máy cùng khởi hành từ A để đi đến B. Biết rằng quãng đường AB dài 60 km và vận tốc của mỗi xe không đổi trên toàn bộ quãng đường. Do vận tốc xe ô tô lớn hơn vận tốc xe máy là 15 km/giờ nên ô tô đến B sớm hơn xe máy là 40 phút. Tìm vận tốc của mỗi xe.
[ads]
+ Cho parabol (P): y = 1/2.x^2 và đường thẳng (d): y = 2mx + 4 trong mặt phẳng tọa độ Oxy.
a) Chứng minh (d) luôn cắt (P) tại hai điểm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Gọi x1, x2 là hoành độ các giao điểm của (d) và (P). Tìm số dương m để |x1| + 2|x2| = 8.
+ Cho tam giác ABC nhọn, nội tiếp đường tròn (O). Ba đường cao AD, BE, CF của tam giác ABC cùng đi qua trực tâm H.
1) Chứng minh tứ giác BCEF là tứ giác nội tiếp.
2) Chứng minh HA.HD = HB.HE = HC.HF.
3) Đường tròn ngoại tiếp tam giác DEF cắt cạnh BC tại giao điểm thứ hai là I. Chứng minh DH là tia phân giác của góc EDF và I là trung điểm của BC.
4) Hai tia BE, CF cắt (O) tại các giao điểm thứ hai lần lượt là M và N. Chứng minh nếu MN/OI = 2√2 thì MN là đường kính của (O).


(383) 1278 08/08/2022