Phương pháp giải bài tập về ADN và gen
I. CÁC CÔNG THỨC VỀ GEN
Chiều dài gen (hay ADN): \(L = \frac{N}{2} \times 3,4\mathop {\left( A \right)}\limits^o \) (L là chiều dài gen, N là số nuclêôtit của gen).
Khối lượng của gen có N nuclêôtit là: M = N × 300 (đvC).
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, ta có:
A1 = T2; T1 = A2; G1 = X2; X1 = G2
A = T; G = X → %A = %T; %G = %X
A + T + G + X = N → %(A + T + G + X) = 100%
A + G = N/2 → %(A + G) = 50%N
%A = %T = 50% - %G
- A nối với T bằng 2 liên kết hyđrô. Do vậy số liên kết hyđrô của cặp A-T là 2A (hoặc 2T).
- G nối với X bằng 3 liên kết hyđrô. Tương tự, số liên kết hyđrô của cặp G - X là 3G (hoặc 3X).
→ Tổng số liên kết hyđrô (H) của gen là: H = 2A + 3G = 2T + 2G = 2T + 2X = 2A + 2X
→ H = 2% A × N + 3% G × N
Giữa 2 nuclêôtit liền nhau có một liên kết hóa trị:
Số liên kết hóa trị giữa các nuclêôtit của gen: Y = 2(N/2 - 1) = N – 2
Ngoài ra, trong bản thân mỗi nuclêôtit cũng có một liên kết hóa trị
II. CÁC CÔNG THỨC VỀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
→ Qua k lần tự nhân đôi tổng số ADN tạo thành = 2k
Trong 2k phân tử ADN có 1 phân tử ADN mẹ ban đầu nên số phân tử ADN con được tạo ra là: 2k - 1
- Nếu phân tử ADN nhân đôi k lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp là:
Nmt = N × (2k -1).
Amt = Tmt = T × (2k -1)= A × (2k -1).
Gmt = Xmt = G × (2k -1)= X × (2k -1).
III. CÁC CÔNG THỨC VỀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ
Số nuclêôtit của gen gấp đôi số ribônuclêôtit của ARN tương ứng: Ngen = 2NmARN
Chiều dài gen bằng chiều dài ARN do nó tổng hợp: Lgen = LmARN
+ Về số lượng:
\(\begin{array}{l}A = T = rA + rU\\G = X = rG + rX\end{array}\)
+ Về tỉ lệ phần trăm (mỗi mạch đơn tính 100%)
\(\begin{array}{l}\% A = \% T = \frac{{\left( {\% rA + \% rU} \right)}}{2}\\\% G = \% X = \frac{{\left( {\% rG + \% rX} \right)}}{2}\end{array}\)
Số lần phiên mã của gen = Số mARN được tạo ra
Tổng số ribônuclêôtit môi trường cung cấp cho k lần phiên mã là: \(r{N_k} = rN.k = \frac{N}{2}.{\rm{ }}k\)
IV. CÁC CÔNG THỨC VỀ QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
+ Gọi Na: Số axit amin môi trường cần cung cấp đế tổng hợp 1 phân tử prôtêin (mỗi prôtêin xem như có 1 chuỗi polypeptit):
Số liên kết peptit được hình thành = Số axit amin – 1