Mối quan hệ giữa gen và tính trạng

Lý thuyết về Mối quan hệ giữa gen và tính trạng MÔN SINH Lớp 9, mối quan hệ giữa ARN và prôtêin, mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
(394) 1312 29/07/2022

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA ARN VÀ PRÔTÊIN

- Gen mang thông tin cấu trúc nên phân tử protein. Gen chỉ có trong nhân tế bào là chủ yếu, mà prôtêin lại được tổng hợp ở tế bào chất → giữa gen và protein phải có mối quan hệ với nhau thông qua 1 cấu trúc trung gian nào đó.

- Cấu trúc trung gian đó là phân tử ARN được tạo ra thông qua quá trình phiên mã.

- ARN được hình thành → rời khỏi nhân → tế bào chất → tổng hợp chuỗi axit amin (dịch mã) → Phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa ARN và protein

- Thành phần tham gia dịch mã: phân tử mARN, tARN, riboxom, các axit amin tự do của môi trường.

- Diễn biến:

diễn biến dịch mã

+ mARN rời khỏi nhân đến riboxom để làm khuôn mẫu tổng hợp protein.

+ Các tARN mang axit amin vào riboxom khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A-U, G-X, sau đó đặt axit amin vào đúng vị trí.

+ Khi riboxom dịch đi một nấc trên mARN thì một axit amin được nổi tiếp vào chuỗi.

+ Khi riboxom được dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi axit amin được tổng hợp xong và tách khỏi riboxom, riboxom tách ra thành 2 tiểu phần.

- Kết quả: tạo ra chuỗi pôlipeptit gồm các axit amin với trình tự sắp xếp được quy định bởi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mARN.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

mối quan hệ giữa gen và tính trạng

+ Mối liên hệ

- ADN làm khuôn mẫu để tổng hợp phân tử mARN

- mARN làm khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin – cấu trúc bậc 1 của protein

- Prôtêin tham gia cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào → biểu hiện thành tính trạng

→ Trình tự các nuclêôtit trong mạch khuôn của ADN quy định tính trạng của cơ thể được biểu hiện.

mối quan hệ giữa gen và tính trạng
(394) 1312 29/07/2022