Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng họa sĩ, nhưng trên thực tế
Cùng Đọc tài liệu tham khảo các cách trả lời câu 2 trang 81 thuộc nội dung phần Trả lời câu hỏi: Soạn bài Yêu và đồng cảm thuộc Bài 3: Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận SGK ngữ văn 10 tập 1 sách Kết nối tri thức
Câu hỏi: Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó?
Trả lời:
Cách trả lời 1:
Những từ ngữ trong văn bản cho thấy điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa:
- Tấm lòng, đồng cảm,
- Thế giới của Chân – Thiện – Mĩ,
- Trẻ em, tuổi thơ.
Cách trả lời 2:
Những từ ngữ trong văn bản thể hiện là: trẻ em, tuổi thơ, đồng cảm, chân – thiện – mĩ, tấm lòng.
Cách trả lời 3:
- Tác giả không chỉ đề cập trong phạm vi hội hoạ mà nói tới danh xưng hoạ sĩ nhằm chỉ những người hoạt động nghệ thuật nói chung.
- Một số câu thể chứng minh:
+ Đoạn 2: Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.
+ Đoạn 3: Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại
+ Đoạn 4: Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.
+ Đoạn 5: Chí có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nó. Những người ấy chính là nghệ sĩ.
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 2 trang 81: "Mặc dù không ít lần nói tới danh xưng “họa sĩ”, nhưng trên thực tế, điều tác giả muốn bàn luận không chỉ bó hẹp trong phạm vi hội họa. Những từ ngữ nào trong văn bản đã giúp bạn nhận ra điều đó? " thuôc Soạn bài Yêu và đồng cảm, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Kết nối tri thức!
- Tổng hợp các tài liệu và bài học soạn văn 10 mới -