Kính lúp
I - KÍNH LÚP
Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Người ta dùng kính lúp để quan sát các vật nhỏ
- Mỗi kính lúp có số bội giác (kí hiệu G) được ghi trên vành kính bằng các con số như 2x, 3x, 5x …
Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.
Độ bội giác của kính lúp cho biết ảnh mà mắt thu được khi dùng kính lớn gấp bao nhiêu lần so với ảnh mà mắt thu được khi quan sát trực tiếp vật mà không dùng kính.
- Giữa số bội giác và tiêu cự \(f\) (đo bằng cm) có hệ thức: \(G = \frac{{25}}{f}\)
II - CÁCH QUAN SÁT VẬT QUA KÍNH LÚP
- Ảnh của vật qua kính lúp: Là ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.