Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
I - ĐẶC ĐIỂM ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
II - CÁCH DỰNG ẢNH
1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
- Từ \(S\) ta dựng hai trong ba tia đặc biệt đến thấu kính sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính
- Nếu 2 tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật \(S'\) của \(S\), nếu đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo \(S'\) của \(S\) qua thấu kính.
2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
- Muốn dựng ảnh \(A'B'\) của \(AB\) qua thấu kính (\(AB\) vuông góc với trục chính, \(A\) nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh \(B'\) của \(B\) bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ \(B'\) hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh \(A'\) của \(A\).
3. Công thức thấu kính hội tụ
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\dfrac{h}{{h'}} = \dfrac{d}{{d'}}\)
- Quan hệ giữa \(d,d'\) và \(f\): \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\) nếu là ảnh ảo thì \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} - \dfrac{1}{{d'}}\)
Trong đó:
+ \(h\): chiều cao của vật
+ \(h'\): chiều cao của ảnh
+ \(d\): khoảng cách từ vật đến thấu kính
+ \(d'\): khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
+ \(f\): tiêu cự của thấu kính