Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Võ Văn Ngân
-
Hocon247
-
32 câu hỏi
-
60 phút
-
196 lượt thi
-
Trung bình
Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự phụ thuộc nhiệt độ sôi của chất lỏng vào độ cao so với mặt nước biển?
Càng lên cao nhiệt độ sôi càng giảm
Nhiệt độ sôi
Nhiệt độ sôi không đổi trong suốt thời gian sôi
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng.
Hãy chọn nhận xét đúng nhất về nhiệt độ sôi. Ở nhiệt độ sôi thì
Ở nhiệt độ sôi thì các bọt khí nổi lên nhiều hơn, càng đi lên càng to ra, khi đến mặt thoáng chất lỏng thì vỡ tung
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa…. vào các bọt khí vừa…… trên mặt thoáng.
Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng
Tại sao để đo nhiệt độ của hơi nước sôi, người ta dùng nhiệt kế thủy ngân?
Người ta phải dùng nhiệt kế thuỷ ngân để đo nhiệt độ của hơi nước sôi. Vì nhiệt độ sôi của thuỷ ngân cao hơn nhiệt độ sôi của nước.
Nhiệt độ sôi của thuỷ ngân là 357oC.
Nhiệt độ sôi của nước là 100oC.
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng khi nói về sự sôi?
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi
Đổ vào ba bình có cùng diện tích đáy một lượng nước như nhau, đun ở điều kiện như nhau thì:
Bình A sôi nhanh nhất
Chọn phát biểu không đúng về nhiệt độ sôi?
Nhiệt độ sôi của nước không phải là lớn nhất trong các chất lỏng.
Quan sát hiện tượng: Trên những đường ray xe lửa, người ta không đặt các thanh ray khác nhau nối liền mà lại lại đặt các khe hở giữa chúng (như hình vẽ).
Giải thích: Hệ thống đường sắt của nước ta rất dài, đặt một đoạn hở như vật thức là ta đã tiết kiệm được một lượng thép (thép làm đường ray) vô cùng to lớn.
Hệ thống đường ray xe lửa được làm từ các thanh ray nối nhau, tuy nhiên giữa các thanh ray được để hở 1 đoạn mà không làm liền nhau. Người ta đặt một đoạn hở như vậy để khi nhiệt độ thay đổi (trời nóng lên, xe lửa chạy trên đường ray làm đường ray nóng lên ), thì thanh ray dãn nở ra sẽ dãn nở vào phần để hở này. Nếu các thanh ray nối liền không có khe hở thì khi dãn nở, thanh ray sẽ bị cong đi, làm hỏng đường ray và tàu chạy trên đó có thể gây ra tai nạn.
Khi đun nóng kẽm, chúng mềm ra và nóng chảy dần, phát biểu nào sau đây là đúng?
Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất không đổi
Cho nhiệt độ nóng chảy của một số chất như bảng. Khi thả một thỏi thép và một thỏi kẽm vào đồng đang nóng chảy. Thỏi nào nóng chảy theo đồng?
Nhiệt độ của thép > đồng > kẽm → khi thả hai thỏi thép và kẽm vào đồng đang nóng chảy thì chỉ có kẽm bị nóng chảy theo đồng.
Sự nóng chảy là sự chuyển từ
Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây?
- Sự nóng chảy là sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng
- Cho nước vào tủ lạnh để làm đá là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt độ nóng chảy?
Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau là khác nhau
Câu nào sau đây nói về sự nóng chảy là không đúng?
Câu sai: Trong khi đang nóng chảy, nhiệt độ tiếp tục tăng.
Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi
Hiện tượng nóng chảy của một vật xảy ra khi đun nóng vật đến nhiệt độ nóng chảy của chất cấu thành vật thể đó
Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến sự nóng chảy?
Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, nhiệt độ tăng, cục đá tan thành nước → sự nóng chảy
Nhiệt độ nóng chảy của bạc là:
Nhiệt độ nóng chảy của bạc là 960oC
Ở nhiệt độ phòng, chất nào sau đây không tồn tại ở thể lỏng?
Nhiệt độ phòng là 23oC mà nhôm nóng chảy ở nhiệt độ 659oC nên nhôm tồn tại ở thể lỏng phải có nhiệt độ trên 659oC
Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” là do:
Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói
Trong các trường hợp phơi quần áo sau đây, trường hợp nào quần áo lâu khô nhất?
Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng → Quần áo không căng ra, không có gió → quần áo lâu khô nhất
Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?
Thí nghiệm chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước: Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính
Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi:
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng.
- Cốc hình trụ nên diện tích mặt thoáng của nước không đổi → nước nhiều hay ít, mặt thoáng của nước đều như nhau → tốc độ bay hơi như nhau.
- Cốc đặt ngoài sân nắng → có nhiệt độ cao hơn trong nhà → tốc độ bay hơi cao hơn.
Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là sự bay hơi?
- Sự bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, mặt thoáng.
- Với chất lỏng nó xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào nhưng mức độ nhiều hay ít thì lại phụ thuộc vào 3 yếu tố trên.
Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi?
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào 3 yếu tố :
+ Nhiệt độ càng cao hoặc thấp.
+ Gió càng mạnh hoặc yếu.
+ Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn hoặc nhỏ.
Ứng với nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ đo được là 104oF. Vậy ở nhiệt giai Ken vin (K) nhiệt độ sẽ là:
Trong nhiệt giai Fahrenheit, nhiệt độ của nước đá đang tan là 32oF, nhiệt độ của nước đang sôi là 212oF. Trong nhiệt giai Celsius thì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0oC, nhiệt độ của nước đang sôi là 100oC. Trong nhiệt giai Kenvin, nhiệt độ của nước đá đang tan là 273 K. Mỗi một độ trong nhiệt giai Celsius (1oC) bằng một độ trong nhiệt giai Kenvin (1K) và bằng 1,8 độ trong nhiệt giai Fahrenheit.
Vậy 107oF = 273 + (104 - 32):1,8 = 313K
“Chỗ thắt” ở nhiệt kế y tế có công dụng:
Nhiệt kế y tế để đo thân nhiệt của người, khi sử dụng, bênh nhân thường kẹp vào nách, bẹn. Vì vậy nhiệt kế được thiết kế có chỗ eo thắt lại để giữ cho mực thủy ngân đứng yên khi lấy ra khỏi bệnh nhân. Bác sĩ có thể đọc được kết quả nhiệt độ cơ thể người bệnh nhân sau đó. (Khi đo lại lần sau, ta phải vẩy mạnh nhiệt kể để mực thủy ngân tụt xuống).
Ưu điểm của nhiệt kế thủy ngân là:
Nhiệt kế thủy ngân có ưu điểm là: Thủy ngân không dính thành ống (thủy ngân không dính ướt với thủy tinh); thủy ngân có nhiệt độ sôi cao; và co giãn vì nhiệt nhanh chóng.
Nhiệt kế nào sau đây có thể đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi khoảng 100oC, vì vậy cần dùng nhiệt kế thủy ngân để đo. Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC, vì vậy nhiệt kế rượu không đo được nhiệt độ 100oC. Nhiệt kế y tế có GHĐ là 42oC nên không đo được nhiệt độ 100oC.