Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Đặng Văn Bi

Đề thi HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021 - Trường THCS Đặng Văn Bi

  • Hocon247

  • 32 câu hỏi

  • 60 phút

  • 233 lượt thi

  • Trung bình

Tham gia [ Hs Hocon247.com ] - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến để được học tập những kiến thức bổ ích từ HocOn247.com

Câu 1: Trắc nghiệm ID: 320579

Trong nhiệt giai Celsius, người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm mốc chia độ vì:

Xem đáp án

Trong nhiệt giai Celsius, người ta chọn nhiệt độ của hơi nước đang sôi làm mốc chia độ vì nước sôi ở 100oC và nhiệt độ này không thay đổi trong quá trình sôi.

Câu 2: Trắc nghiệm ID: 320580

Nước sôi ở nhiệt độ

Xem đáp án

Cả ba nhiệt độ trên đều là nhiệt độ sôi của nước nhưng ở ba nhiệt giai khác nhau

Câu 3: Trắc nghiệm ID: 320581

Chọn câu đúng trong các câu sau về sự sôi:

Xem đáp án

Nước sôi ở 100oC và không thay đổi trong suốt quá trình sôi. Nếu ta tiếp tục đun thì đến lúc nước hóa hơi hoàn toàn. Kim loại sau khi sôi cũng vẫn duy trì sự sôi ở nhiệt độ sôi không đổi.

Câu 4: Trắc nghiệm ID: 320582

Câu nào sau đây đúng về nhiệt độ sôi các chất:

Xem đáp án

Một chất rắn khi bị đun, tăng nhiệt độ và nóng chảy ở nhiệt độ nóng chảy. Sau đó, tiếp tục đun, nhiệt độ chất lỏng tăng và sôi ở nhiệt độ sôi. Vì vậy nhiệt độ sôi luôn cao hơn nhiệt độ nóng chảy.

Câu 5: Trắc nghiệm ID: 320583

Rượu sôi ở nhiệt độ nào sau đây:

Xem đáp án

Rượu sôi ở nhiệt độ 80oC, ứng với 353K (273 + 80 = 353K), và 176oF (32 + 80.1,8 = 176oF).

Câu 7: Trắc nghiệm ID: 320585

Một trong các hình thức bốc hơi của nước là:

Xem đáp án

Nước bốc hơi khi xảy ra sự bay hơi hoặc sự sôi.

Câu 8: Trắc nghiệm ID: 320586

Muốn tăng nhiệt độ sôi của nước ta phải:

Xem đáp án

Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất. Muốn tăng nhiệt độ sôi của nước cần tăng áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng

Câu 9: Trắc nghiệm ID: 320587

Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở?

Xem đáp án

Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở.

Câu 10: Trắc nghiệm ID: 320588

Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép?

Xem đáp án

Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại có bản chất khác nhau.

Câu 11: Trắc nghiệm ID: 320589

Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của băng kép? Băng kép được ứng dụng

Xem đáp án

Băng kép được ứng dụng trong việc đóng ngắt mạch điện theo nhiệt độ ví dụ như bàn là, nồi cơm điện

Câu 12: Trắc nghiệm ID: 320590

Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào?

Xem đáp án

Khi nung nóng, băng kép sẽ cong về phía sắt vì đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt

Câu 13: Trắc nghiệm ID: 320591

Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

Xem đáp án

Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 14: Trắc nghiệm ID: 320592

Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

Xem đáp án

Gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.

Câu 15: Trắc nghiệm ID: 320593

Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ dày của cốc thủy tinh và độ bền của cốc? Hãy chọn câu trả lời đúng.

Xem đáp án

Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở vì nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài của cốc xảy ra gần như cùng một lúc.

Câu 16: Trắc nghiệm ID: 320594

Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh thép hay thanh đồng? Tại sao?

Xem đáp án

Băng kép đang thẳng, nếu làm cho lạnh đi thì nó bị cong về phía thanh đồng vì đồng co vì nhiệt nhiều hơn thanh thép.

Câu 18: Trắc nghiệm ID: 320596

Hai cốc thủy tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc ta làm cách nào sau đây?

Xem đáp án

Cho nước lạnh vào cốc nằm bên trên để cốc này co lại, đồng thời nhúng cốc bên dưới vào nước nóng để cốc này nở ra.

Câu 19: Trắc nghiệm ID: 320597

Mây được tạo thành từ

Xem đáp án

Mây được tạo thành từ hơi nước ngưng tụ.

Câu 20: Trắc nghiệm ID: 320598

Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?

Xem đáp án

Khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó là do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.

Câu 21: Trắc nghiệm ID: 320599

Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?

Xem đáp án

Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.

Câu 22: Trắc nghiệm ID: 320600

Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?

Xem đáp án

Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà

Câu 23: Trắc nghiệm ID: 320601

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?

Xem đáp án

Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm có sự bay hơi và ngưng tụ

Câu 24: Trắc nghiệm ID: 320602

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ

Xem đáp án

Sự ngưng tụ là sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng

Câu 25: Trắc nghiệm ID: 320603

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì:

Xem đáp án

Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì nước trong không khí tụ trên thành cốc khi gặp thành cốc bị lạnh

Câu 26: Trắc nghiệm ID: 320604

Trường hợp nào sau đây liên quan đến sự ngưng tụ?

Xem đáp án

Trường hợp khói tỏa ra từ vòi ấm đun nước liên quan đến sự ngưng tụ

Câu 27: Trắc nghiệm ID: 320605

Hiện tượng nào sau đây không phải là sự ngưng tụ?

Xem đáp án

Hiện tượng Nước mưa trên đường nhựa biến mất khi Mặt Trời lại xuất hiện sau cơn mưa là sự bay hơi.

Câu 28: Trắc nghiệm ID: 320606

Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do:

Xem đáp án

Bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại

Câu 29: Trắc nghiệm ID: 320607

Nhiệt kế thủy ngân có độ chính xác càng cao nếu:

Xem đáp án

Ống thủy tinh lớn và ngắn thì làm cho các khoảng chia nhiệt độ rất sát nhau, vì vậy ta khó quan sát, hơn nữa khi nhiệt độ tăng thì có thể phần chất lỏng (thủy ngân) bên trong nhận nhiệt không đều nên không dãn nở đều.

Ống thủy tinh nhỏ và dài giúp khoảng chia nhiệt độ rộng hơn, ta dễ quan sát. Thủy ngân trong ống nhận nhiệt đều nhau, dãn nở đều và nhanh chóng. Giúp nhiệt kế có độ chính xác cao hơn.

Câu 30: Trắc nghiệm ID: 320608

Chọn câu đúng trong các câu sau về nhiệt kế:

Xem đáp án

Nhiệt kế y tế có GHĐ là 42oC, còn nước đang sôi có nhiệt độ 100oC. Vì vậy không thể dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của nước đang sôi.

Câu 31: Trắc nghiệm ID: 320609

Nhiệt kế y tế có GHĐ và ĐCNN lần lượt là:

Xem đáp án

Hình ảnh nhiệt kế y tế, ta thấy GHĐ là 42oC và ĐCNN là 0,1oC

Câu 32: Trắc nghiệm ID: 320610

• Xét hiện tượng: Trước khi cặp thủy (đo thân nhiệt) cho bệnh nhân, người y tá thường cầm phần thân của nhiệt kế y tế vẩy mạnh mấy cái.

• Giải thích: Do nhiệt kế y tế có phần thắt eo. Vì thế trong lần đo trước, khi vừa lấy nhiệt kế ra, thủy ngân bị co lại và bị cắt đứt chỗ eo khiến ta đọc được chính xác mực thủy ngân trong ống. Cho nên, trước khi đo, người y tá phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân còn trên ống tụt xuống bầu. Sau khi đo, chỉ số đo mới được chính xác.

Xem đáp án

Nhiệt kế y tế có phần thắt eo trong ống để sau khi lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân, thủy ngân bị co lại là cắt đứt ở chỗ eo, giúp y tá hay bác sĩ đọc chính xác kết quả thân nhiệt của bệnh nhân. Vì vậy, khi sử dụng nhiệt kế đo lần sau, ta phải vẩy mạnh để lượng thủy ngân trong ống tụt xuống bầu, khi đó mới đo được kết quả chính xác.

Bắt đầu thi để xem toàn bộ câu hỏi trong đề

❓ Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »