Độ cao của âm
Lý thuyết về độ cao của âm môn lý lớp 7 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
I – TẦN SỐ
- Số dao động trong một giây gọi là tần số.
Đơn vị của tần số: Hz (héc)
Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
Chú ý: Để tính tần số ta lấy số dao động chia cho thời gian vật thực hiện dao động
(thời gian ta đưa hết về giây)
II – ÂM CAO (ÂM BỔNG) – ÂM THẤP (ÂM TRẦM)
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số
- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn
- Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé
III – ĐỌC THÊM
+ Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz−20000Hz
+ Những âm có tần số <20Hz gọi là hạ âm
+ Những âm có tần số >20000Hz gọi là siêu âm
Chó và một số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn 20Hz, cao hơn 20000Hz