Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I – TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:
+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn
+ Lớn bằng vật
- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương
* Kính tiềm vọng: Là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật đặt ở trên mặt nước
II – GIẢI THÍCH SỰ TẠO ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG

Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật
Ta nhìn thấy ảnh ảo S′ mà không hứng được ảnh đó trên màn vì: các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S′.
III – CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng 1: Cho điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương phẳng một đoạn là d. Vẽ ảnh S′ qua gương và tính khoảng cách từ S′ đến gương.
Phương pháp:
+ Vẽ SP vuông góc với gương phẳng sao cho SP=d
+ Kéo dài SP tới S′ sao cho S′P=d
=> S′ là ảnh của S qua gương phẳng và SP=S′P=d
2. Dạng 2: Cho vật sáng ABđặt trước gương phẳng. Vẽ ảnh A′B′ qua gương và so sánh kích thước ảnh A′B′ và AB
Phương pháp:

+ Vẽ lần lượt AH,BK vuông góc với gương phẳng
+ Kéo dài AH tới A′, BK đến B′ sao cho: {AH=A′HBK=B′K
Nối A′B′ (nét đứt)
=> A′B′ là ảnh ảo của AB qua gương phẳng và kích thước ảnh ảo A′B′=AB
3. Dạng 3: Chiếu tia sáng SI đến gương phẳng, sao cho tia phản xạ đi qua điểm M (trước gương) cho trước
Phương pháp:

+ Vẽ ảnh S′ của điểm sáng S qua gương phẳng (dạng 1)
+ Nối S′M cắt gương tại I
=> IM chính là tia phản xạ của tia sáng SI chiếu tới gương phẳng