Đề KSCL Toán 10 lần 1 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc
Sáng thứ Ba ngày 29 tháng 10 năm 2019, trường THPT Nguyễn Viết Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức kỳ thi khảo sát chất lượng môn Toán 10 lần thứ nhất, kỳ thi được diễn ra trong giai đoạn giữa học kỳ 1 năm học 2019 – 2020.
Đề KSCL Toán 10 lần 1 năm 2019 – 2020 trường THPT Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc có mã đề 001, đề thi gồm 04 trang với 50 câu trắc nghiệm, thời gian làm bài 90 phút, để hoàn thành tốt bài thi, học sinh cần phải nắm chắc các kiến thức Toán 10 đã được học, đề thi có đáp án.
Trích dẫn đề KSCL Toán 10 lần 1 năm 2019 – 2020 trường Nguyễn Viết Xuân – Vĩnh Phúc:
+ Hãy chỉ ra mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:
A. “Hai vectơ cùng bằng một vectơ thứ ba thì bằng nhau”.
B. “Hai vectơ cùng phương với một vectơ thứ ba thì cùng phương với nhau”.
C. “Hai vectơ cùng hướng với một vectơ thứ ba thì cùng hướng với nhau”.
D. “Hai vectơ cùng hướng với nhau thì bằng nhau”.
+ Trong lớp 10D có 45 học sinh, trong đó có 25 em thích môn Toán, có 20 em thích môn Văn, có 18 em thích môn Anh, có 6 em không thích môn nào và có 5 em thích cả 3 môn. Hỏi số em học sinh thích chỉ đúng hai môn trong ba môn trên là?
[ads]
+ Khi một quả bóng được đá lên, nó sẽ đạt độ cao nào đó rồi rơi xuống đất. Biết rằng quỹ đạo của quả bóng là một cung parabol trong mặt phẳng với hệ trục tọa độ Oth, t là thời gian tính theo giây, mốc thời gian là khi quả bóng được đá lên, h là độ cao tính bằng mét. Giả thiết quả bóng được đá từ độ cao 2m và đạt được độ cao 9m sau 1 giây, đồng thời sau 8 giây quả bóng lại trở về độ cao 2m. Hỏi trong khoảng thời gian 6 giây kể từ lúc được đá, độ cao lớn nhất của quả bóng đạt được bằng bao nhiêu?
+ Trong lớp 10T có 16 học sinh giỏi môn Toán, 15 học sinh giỏi môn Văn và 11 học sinh giỏi môn Sử. Biết rằng có 9 học sinh vừa Toán và Văn, có 6 học sinh vừa giỏi Văn và Sử, có 8 học sinh vừa giỏi Sử và Toán, trong đó chỉ có 11 học sinh giỏi đúng hai môn. Hỏi có bao nhiêu học sinh của lớp 10T giỏi đúng một môn Toán, Văn hoặc Sử.
+ Cho tam giác đều ABC có G là trọng tâm và M là một điểm tùy ý trong tam giác. Gọi D, E, F lần lượt là chân đường vuông góc hạ từ điểm M đến các cạnh BC, AC, AB. Tính tổng a + 3b biết rằng a, b thuộc N, a/b tối giản và thỏa mãn đẳng thức MD + ME + MF = a/b.MG.