Vì sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại, về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
A. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày ngắn hơn đêm, mùa đông ngày dài hơn đêm.
B. Do mùa hạ, miền gần biển có ngày dài hơn đêm, mùa đông ngày ngắn hơn đêm.
C. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên chậm và nguội đi chậm hơn nước.
D. Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
Lời giải của giáo viên
Do đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của nước và đất là khác nhau: Mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước.
- Mùa hạ, khi nước biển nóng lên nước sẽ bốc hơi, càng bốc hơi nhiệt độ càng giảm, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Ngược lại mặt đất hấp thụ nhiệt và nóng lên rất nhanh. Kết quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền.
- Ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì: nước biển tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất và hơn nữa hơi nước trên mặt biển giữ lại một lượng nhiệt nhất định làm cho vùng biển ấm hơn.
CÂU HỎI CÙNG CHỦ ĐỀ
Yếu tố quan trọng nhất tác động đến sự phân hóa khí hậu trên bề mặt Trái Đất là:
Trên Trái Đất, nước mặn chiếm bao nhiêu trong toàn bộ khối lượng nước trên Trái Đất?
Trên Trái Đất gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có:
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm:
Đặc điểm không đúng với thành phần khoáng của lớp đất là:
Ở miền Trung nước ta, vào mùa hè có gió khô nóng thổi vào, đó là gió: