Các dạng toán đường tiệm cận của đồ thị hàm số – Lê Bá Bảo
Tài liệu gồm 27 trang hướng dẫn phương pháp giải và các bài toán có lời giải chi tiết dạng toán đường tiệm cận của đồ thị hàm số, ôn luyện kỳ thi THPT Quốc gia 2018 môn Toán. Các dạng toán và kỹ năng gồm có:
+ Dạng toán 1. Tìm đường tiệm cận của đồ thị hàm số
+ Dạng toán 2. Các bài toán liên quan đến đường tiệm cận của đồ thị hàm số
+ Kỹ năng. Dựa vào bảng biến thiên của đồ thị hàm số
Ngoài hướng dẫn các phương pháp giải tự luận thông thường, tài liệu còn đưa thêm cách giải toán bằng máy tính Casio giúp học sinh nắm một số phương pháp giải nhanh bài toán tiệm cận của đồ thị hàm số, từ đó rút ngắn thời gian giải toán.
[ads]
Trích dẫn tài liệu:
+ Cho hàm số f(x) có đồ thị được minh họa như hình vẽ sau. Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Đồ thị của f(x) có một tiệm cận đứng là đường thẳng x = 1 và một đường tiệm cận ngang là đường thẳng x = 2
B. Đồ thị của f(x) có một tiệm cận đứng là đường thẳng x = 1 và một đường tiệm cận ngang là đường thẳng y = 2
C. Đồ thị của f(x) có một tiệm cận đứng là đường thẳng y = 2 và một đường tiệm cận ngang là đường thẳng x = 1
D. Đồ thị của f(x) có một tiệm cận đứng là đường thẳng x = -1 và một đường tiệm cận ngang là đường thẳng y = 2
+ (Đề minh họa) Cho hàm số y = f(x) có lim f(x) = 1 khi x → +∞ và lim f(x) = -1 khi x → -∞. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng?
A. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang
B. Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang
C. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường y = 1 và y = -1
D. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường x = 1 và x = -1
+ Tính diện tích S hình phẳng giới hạn bởi các trục tọa độ và đường tiệm cận của đồ thị hàm số y = (2x + 1)/(x – 3).