Bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Lý thuyết về bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng khoa học tự nhiên lớp 6 sách chân trời sáng tạo với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(365) 1215 26/09/2022

I. Bảo toàn năng lượng - CTST

- Năng lượng có thể truyền từ vật này sang vật khác.

Ví dụ: Khi đạp xe, xe đạp đã nhận năng được năng lượng để chuyển động. Ta nói, năng lượng từ người đã truyền sang xe đạp.

- Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.

Ví dụ: điện năng chuyển hóa thành cơ năng làm cánh quạt quay, điện năng chuyển hóa thành quang năng làm bóng đèn phát sáng, …

- Định luật bảo toàn năng lượng:

“Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ dạng này sang dạng khác”.

II. Năng lượng hao phí trong sử dụng

- Phần năng lượng ban đầu chuyển thành dạng năng lượng theo đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng có ích.

- Phần năng lượng ban đầu chuyển thành năng lượng không đúng mục đích sử dụng gọi là năng lượng hao phí.

- Khi năng lượng truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác luôn xuất hiện năng lượng hao phí.

Ví dụ: Điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng làm bóng đèn sáng => Phần năng lượng có ích là quang năng, phần năng lượng hao phí là nhiệt năng làm nóng bóng đèn.

III. Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hằng ngày

- Tiết kiệm năng lượng là một yêu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi lĩnh vực, mọi cá nhân nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.

- Một số biện pháp tiết kiệm năng lượng:

+ Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

+ Chỉ dùng máy giặt khi có đủ lượng quần áo để giặt

+ Sử dụng nước sinh hoạt với một lượng vừa đủ nhu cầu

+ Ưu tiên dùng các nguồn năng lượng tái tạo

+ Dùng đèn LED để thắp sáng thay thế đèn huỳnh quang hoặc đèn sợi đốt,…

(365) 1215 26/09/2022