Bài toán hàm số trong đề thi THPT môn Toán của Bộ GD&ĐT (2017 – 2021)
Tài liệu gồm 187 trang, được biên soạn bởi quý thầy, cô giáo Nhóm Giáo Viên Toán Việt Nam, tuyển tập các bài toán hàm số trong các đề thi minh họa và đề thi chính thức THPT môn Toán của Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021; các bài toán có đáp án và lời giải chi tiết. Tài liệu giúp học sinh lớp 12 tham khảo khi học chương trình Giải tích 12 chương 1: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số và ôn thi tốt nghiệp THPT môn Toán.
Trích dẫn tài liệu bài toán hàm số trong đề thi THPT môn Toán của Bộ GD&ĐT (2017 – 2021):
+ CHUYÊN ĐỀ 1: SỰ ĐỒNG BIẾN VÀ NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ: Cho hàm số 3 y x x 3 2. Mệnh đề nào dưới đây là đúng? A. Hàm số đồng biến trên khoảng và nghịch biến trên khoảng. B. Hàm số nghịch biến trên khoảng. C. Hàm số đồng biến trên khoảng. D. Hàm số nghịch biến trên khoảng và đồng biến trên khoảng.
+ CHUYÊN ĐỀ 2: CỰC TRỊ CỦA HÀM SỐ: Cho hàm số y f x xác định, liên tục trên và có bảng biến thiên: Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng? A. Hàm số có đúng một cực trị. B. Hàm số có giá trị cực tiểu bằng 1. C. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 0 và giá trị nhỏ nhất bằng −1. D. Hàm số đạt cực đại tại x = 0 và đạt cực tiểu tại x = 1.
+ CHUYÊN ĐỀ 3: GTLN – GTNN CỦA HÀM SỐ: Cho hàm số y f x liên tục trên đoạn (-1;3) và có đồ thị như hình vẽ bên. Gọi M và m lần lượt là giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số đã cho trên đoạn. Giá trị của M m bằng?
+ CHUYÊN ĐỀ 4: ĐƯỜNG TIỆM CẬN: Cho hàm số y f x. Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng? A. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận ngang. B. Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận ngang. C. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng y = 1 và y = −1. D. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận ngang là các đường thẳng x = 1 và x = −1.
+ CHUYÊN ĐỀ 5: KHẢO SÁT SỰ BIẾN THIÊN VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ: Đường cong ở hình bên là đồ thị của hàm số 4 2 y ax bx c với abc là các số thực. Mệnh đề nào dưới đây đúng? A. Phương trình y = 0 có đúng ba nghiệm thực phân biệt. B. Phương trình y = 0 có đúng hai nghiệm thực phân biệt. C. Phương trình y = 0 có đúng một nghiệm thực. D. Phương trình y = 0 vô nghiệm trên tập số thực.