Bài tập trắc nghiệm tổng ôn hàm số và ứng dụng hàm số – Trần Văn Tài

Tài liệu gồm 34 trang tuyển tập 213 bài tập trắc nghiệm chuyên đề hàm số và ứng dụng hàm số trong các đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán
(336) 1119 18/09/2022

Tài liệu gồm 34 trang tuyển tập 213 bài tập trắc nghiệm chuyên đề hàm số và ứng dụng hàm số trong các đề thi thử THPT Quốc gia 2017 môn Toán của các trường THPT và sở GD – ĐT trên toàn quốc. Các bài tập được phân loại thành các chủ đề:

+ Chủ đề 1. Đồ thị hàm số
+ Chủ đề 2. Tiệm cận
+ Chủ đề 3. Sự đơn điệu của hàm số
+ Chủ đề 4. Tìm max min
+ Chủ đề 5. Tiếp tuyến của đồ thị hàm số
+ Chủ đề 6. Cực trị của đồ thị hàm số
+ Chủ đề 7. Tương giao của các đồ thị hàm số
+ Chủ đề 8. Toán thực tế – tối ưu
[ads]
Trích dẫn tài liệu:
+ (THPT AMSTERDAM HÀ NỘI) Cho hàm số y = f(x) = ax^4 + bx^2 + c (a ≠ 0). Trong các khẳng định dưới đây, khẳng định nào là đúng?
A. Hàm số nhận gốc toạ độ làm tâm đối xứng
B. Hàm số nhận trục hoành làm trục đối xứng
C. Với a > 0, hàm số có ba điểm cực trị luôn tạo thành một tam giác cân
D. Với mọi giá trị của tham số a, b (a ≠ 0) thì hàm số luôn có cực trị
+ (THPT HÒA BÌNH – BÌNH ĐỊNH) Cho hàm số y = f(x) xác định, liên tục trên R và có bảng biến thiên như hình vẽ:
Khẳng định nào sau đây là khẳng định đúng ?
A. Hàm số có đúng một cực trị
B. Hàm số có giá trị cực tiểu bằng 2
C. Hàm số có giá trị lớn nhất bằng 2 và giá trị nhỏ nhất bằng -3
D. Hàm số đat cực đại tại x = 0 và đạt cực tiểu tại x = 1
+ (THPT KIẾN AN) Cho hàm số y = (x^3 + 3x + 2)/(x^2 – 4x + 3). Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Đồ thị hàm số đã cho không có tiệm cận đứng
B. Đồ thị hàm số đã cho có đúng một tiệm cận đứng
C. Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng y = 1 và y = 3
D.Đồ thị hàm số đã cho có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng x = 1 và x = 3


(336) 1119 18/09/2022