Bài 33: en ên in un

Lý thuyết về bài 33: en ên in un tv-kết nối tri thức lớp 1 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(401) 1336 02/08/2022

1/ Nhận biết

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Có những con vật nào xuất hiện trong tranh?

Trả lời: Cún con và dế mèn.

- Câu hỏi: Dế mèn đang đậu ở đâu?

Trả lời: Dế mèn đang đậu trên tàu lá.

Hướng dẫn đọc: Cún con nhìn thấy dế mèn trên tàu lá.   

- Câu hỏi: Tìm vần un, in, en, ên có trong câu vừa đọc?

Trả lời: Cún con nhìn thấy dế mèn trên tàu lá.

2/ Hướng dẫn đọc

a) Hướng dẫn đọc vần en, ên, in, un

- Bốn vần đều có âm n ở phía sau, phía trước được phân biệt bởi vần e, ê, i, u

b) Hướng dẫn đọc tiếng mèn

- Phân tích:

+ Tiếng mèn gồm âm m, âm en và thanh huyền

+ Âm m đứng trước, âm en đứng sau, thanh huyền ở trên đầu chữ e

- Đánh vần: mờ - en - men - huyền - mèn

c) Thực hành đọc

- Thực hành đọc tiếng:

+ khèn - sen

+ nến - nghển

+ chín - mịn

+ cún - vun

- Thực hành đọc từ ngữ:

+ ngọn nến

+ đèn pin

+ cún con

3/ Hướng dẫn viết

a) Hướng dẫn viết vần en

- Chữ e viết trước, chữ n viết liền ngay sau chữ e.

b) Hướng dẫn viết vần ên

- Chữ ê viết trước, chữ n viết liền ngay sau chữ ê.

c) Hướng dẫn viết vần in

- Chữ i viết trước, chữ n viết liền ngay sau chữ i.

d) Hướng dẫn viết vần un

- Chữ u viết trước, chữ n viết liền ngay sau chữ u.

e) Hướng dẫn viết đèn pin

- Chữ đèn viết trước, chữ pin viết sau.

- Khoảng cách giữa chữ đèn và chữ pin là một con chữ.

f) Hướng dẫn viết nến

- Viết các chữ cái liền sát nhau theo thứ tự: n, ê. N

- Dấu sắc đặt trên đầu chữ ê

g) Hướng dẫn viết cún

- Viết các chữ cái liền sát nhau theo thứ tự: c, u. n

- Dấu sắc đặt trên đầu chữ u

4/ Luyện đọc

Hướng dẫn đọc:   

Đọc lại nội dung bài đọc rồi trả lời những câu hỏi sau:

- Câu hỏi: Trong một câu chuyện, con vật nào chậm chạp, nhưng khi chạy thi với thỏ thì đã thắng?

Trả lời: Trong một câu chuyện, rùa chậm chạp, nhưng khi chạy thi với thỏ thì đã thắng.

- Câu hỏi: Rùa có dáng vẻ như thế nào?

Trả lời: Rùa có dáng vẻ già nưa, ngắn ngủn.

- Câu hỏi: Con vật nào, nhìn qua, rất giống rùa?

Trả lời: Con ba ba, nhìn qua rất giống rùa.

- Câu hỏi: Vì sao tên gọi của con vật trong câu đó có nghĩa là “cha”?

Trả lời: Tên của ba ba cũng có nghĩa là “cha” vì tiếng “cha” đồng nghĩa với “ba”, “bố”.

- Câu hỏi: Vì sao nói tên con vật này có chứa chữ số?

Trả lời: Vì “ba ba” có số 3 hay là số 33,...

5/ Hoạt động mở rộng

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

- Câu hỏi: Việc gì đã xảy ra giữa Nam và bác bảo vệ?

Trả lời: Nam và bạn đá bóng gần cổng trường, quả bóng rơi vào lưng bác bảo vệ.

- Câu hỏi: Nam có lỗi không?

Trả lời: Nam là người có lỗi. Nam cần phải xin lỗi bác bảo vệ.

- Câu hỏi: Nếu là Nam, em xin lỗi bác bảo vệ như thế nào?

Trả lời: Có thể xin lỗi như sau:

“Cháu xin lỗi bác! Lần sau cháu không vô ý như thế nữa ạ!”

“Cháu xin lỗi bác! Bác có đau lắm không ạ?”

...

Bài học: Cần biết xin lỗi một cách chân thành và sửa sai mỗi khi mình mắc lỗi.

(401) 1336 02/08/2022