Bài 17: gi k

Lý thuyết về bài 17: gi k tv-cánh diều lớp 1 với nhiều dạng bài cùng phương pháp giải nhanh kèm bài tập vận dụng
(369) 1231 02/08/2022

1/ Làm quen

* giá:

- Tiếng giá gồm âm gi, âm a và thanh sắc

- Âm k đứng trước, âm i đứng sau, thanh sắc trên đầu âm i

- Đánh vần: gi (di) - a - gia - sắc - giá, giá đỗ

* kì:

- Tiếng gồm có âm k, âm i và thanh huyền

- Âm k đứng trước, âm i đứng sau, thanh huyền trên đầu âm i

- Đánh vần: ka (ca) - i - ki - huyền - kì, kì đà

* Chú thích:

- Giá đỗ là một loại rau làm từ hạt đỗ nảy mầm.

- Kì đà là một loại thằn lằn cỡ to, sống ở nước, da có bảy, ăn cá.

2/ Mở rộng vốn từ

Tìm tiếng có chứa âm gi và âm trong tranh:

Trả lời:

a. Tiếng có chứa âm gi

- Tìm tiếng có chứa âm gi trong tranh: giẻ, giò, giỏ cá

- Tìm thêm tiếng có chứa âm gi: gió, già, giá đỗ, giỗ, giả,...

b. Tiếng có chứa âm k:

- Tìm tiếng có chứa âm k trong tranh: kể, kẻ, bờ kè

- Tìm thêm tiếng có chứa âm k: kẹo, kệ, kể, kéo, keo,...

3/ Ghi nhớ

4/ Tập đọc

5/ Hướng dẫn viết

- Chữ gi, ghép từ 2 chữ gi. Viết g trước, i sau (1 nét hất, 1 nét móc ngược, 1 nét chấm).

- Tiếng giá: viết gi trước, a sau, dấu sắc ở trên a. / Tiếng đỗ: viết đ trước, ô sau, dấu ngã ở trên ô.

- Chữ k: cao 5 li, rộng 2,5 li. Gồm 1 nét khuyết xuôi, 1 nét cong trên, 1 nét thắt và 1 nét móc ngược.

Cách viết: Đặt bút trên ĐK 2, viết nét khuyết xuôi (đầu khuyết chạm ĐK 6), dừng bút ở ĐK 1. Từ điểm dừng, rê bút lên gần ĐK 2 viết tiếp nét cong trên rộng 0,5 li, chỗ cong của nét chạm ĐK 3. Từ điểm kết thúc của nét cong trên ở ĐK 2, viết tiếp nét thắt và nét móc ngược, dừng bút ở ĐK 2.

- Tiếng kì: viết k trước, i sau, dấu huyền ở trên i. / Tiếng đà: viết đ trước, a sau, dấu huyền trên a.

- Số 6: cao 4 li. Là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và cong kín.

Cách viết: Đặt bút trên ĐK 4, viết nét cong trái (từ phải sang trái), đến ĐK 2 thì viết tiếp nét cong kín. Khi chạm vào nét cong thì dừng.

- Số 7: cao 4 li; gồm 3 nét: thẳng ngang, thẳng xiên, thẳng ngang (ngắn) cắt giữa nét thẳng xiên.

Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên ĐK 5 viết nét thẳng ngang (trùng ĐK 5) bằng một nửa chiều cao. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến ĐK 1. Nét 3: Từ điểm dừng của nét 2, lia bút lên khoảng giữa, viết nét thẳng ngang ngắn trên ĐK 3 (cắt ngang nét 2).

(369) 1231 02/08/2022