Tài liệu dạy thêm – học thêm chuyên đề các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên
Tài liệu gồm 17 trang, tổng hợp tóm tắt lý thuyết, hướng dẫn phương pháp giải các dạng toán và bài tập chuyên đề các phép toán cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, hỗ trợ giáo viên và học sinh lớp 6 trong quá trình dạy thêm – học thêm môn Toán 6.
PHẦN I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT.
PHẦN II. CÁC DẠNG BÀI.
1. PHÉP CỘNG HAI SỐ TỰ NHIÊN.
Dạng 1. Tính tổng một cách hợp lý.
Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tạo thành tổng tròn chục, tròn trăm.
Dạng 2. Tìm x.
Coi trong ngoặc là một số hạng, số bị trừ hay số trừ cần tìm, khi đó sử dụng quan hệ phép cộng, phép trừ để đưa về dạng quen thuộc. Sau đó vận dụng quy tắc:
* Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
* Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ hay Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
* Muốn tìm thừa số chưa biết ta lây tích chia cho thừa số đã biết.
Dạng 3. Bài toán có lời giải.
– Bước 1: Đọc kỹ đề toán và tìm hiểu xem ta đã biết được những gì.
– Bước 2: Xác định xem bài toán yêu cầu gì.
– Bước 3: Tìm cách giải thông qua cái đã biết và cái cần tìm.
2. PHÉP TRỪ HAI SỐ TỰ NHIÊN.
Dạng 1. Thực hiện phép tính.
Thực hiện tất cả các phép cộng và trừ theo thứ tự từ trái qua phải.
Tính chất phân phối giữa phép nhân đối với phép trừ.
Hiệu của hai số không đổi nếu ta thêm vào một số bị trừ và số trừ cùng một số đơn vị.
Dạng 2. Tìm x.
Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính:
Tìm số hạng; Lấy tổng trừ số hạng đã biết.
Tìm số bị trừ: Lấy hiệu cộng số trừ.
Tìm số trừ: Lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Coi trong ngoặc là một số hạng, số bị trừ hay số trừ cần tìm,khi đó sử dụng quan hệ phép cộng, phép trừ để đưa về dạng quen thuộc.
Dạng 3. Bài toán thực tế.
Tóm tắt bài toán, xác định đề bài cho yếu tố nào, tính những yếu tố nào? Mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau.
Dạng 4. Tính tổng theo quy luật.
Để đếm được số hạng 1 dãy số mà 2 số hạng liên tiếp đều nhau 1 số đơn vị ta dùng công thức.
Để tính tổng các số hạng của một dãy mà hai số hạng liên tiếp cách đều nhau 1 số đơn vị ta dùng công thức.
3. PHÉP NHÂN HAI SỐ TỰ NHIÊN.
Dạng 1. Tính một cách hợp lý.
– Vận dụng các tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân để tạo thành tích tròn chục, tròn trăm.
– Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng để tính tổng một cách hợp lý.
Dạng 2. Tính nhẩm.
– Tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất a b c ab ac.
– Tính nhẩm bằng cách chia cả hai thừa số với cùng một số thích hợp.
– Tính nhẩm bằng cách nhân vào số bị chia và số chia với cùng một số thích hợp.
Dạng 3. Tìm x biết.
Vận dụng quy tắc:
* Muốn tìm thừa số chưa biết ta lấy tích chia thừa só đã biết.
* Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
* Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
Dạng 4. Bài toán có lời giải.
– Bước 1: Đọc kỹ đề toán và tìm hiểu xem ta đã biết được những gì.
– Bước 2: Xác định xem bài toán yêu cầu gì.
– Bước 3: Tìm cách giải thông qua cái đã biết và cái cần tìm.
4. PHÉP CHIA HAI SỐ TỰ NHIÊN.
Dạng 1. Thực hiện phép tính.
Thực hiện phép tính theo quy tắc nhân chia trước, cộng trừ sau.
Đặt phép chia và thử lại kết quả bằng phép nhân.
Tích của hai số không đổi nếu ta nhân thừa số này và chia thừa số kia cho cùng một số.
Thương của hai số không đổi nếu ta nhân cả số bị chia và số chia cho cùng một số a b c a c b c (trường hợp chia hết).
Dạng 2. Tìm x.
Tìm thừa số lấy tích chia thừa số đã biết.
Tìm số chia lấy số bị chia chia cho thương.
Tìm số bị chia lấy thương nhân số chia.
Nếu a b 0 thì a 0 hoặc b 0.
Dạng 3. Bài toán thực tế.
Đọc kỹ đề bài, xác định đề bài cho những gì và yêu cầu gì?
Áp dụng những kiến thức đã học để giải bài toán.
Dạng 4. Trắc nghiệm.
File WORD (dành cho quý thầy, cô): TẢI XUỐNG