Những thành tựu văn hóa trong buổi đầu thời cận đại
1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN VĂN HÓA MỚI TRONG BUỔI ĐẦU THỜI CẬN ĐẠI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX.
- Sau các cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, kinh tế các nước có điều kiện phát triển.
- Trong xã hội tồn tại những mối quan hệ cũ, mới chồng chéo phức tạp, đây là hiện thực để các nhà văn, thơ, kịch có điều kiện sáng tác.
- Văn học, nghệ thuật, tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.
a, Văn học
*Ở Phương Tây
- Xuất hiện những nhà tư tưởng tiến bộ, những nhà văn, thơ, nhà viết kịch nổi tiếng.
* Ở châu Á
- Trung Quốc: Tào Tuyết Cần (1716 - 1763).
- Nhật Bản: nhà thơ, nhà soạn kịch xuất sắc Chi-ka-mát-xư Môn-đa-ê-môn (1653 - 1725).
- Việt Nam: thế kỉ XVIII có nhà bác học Lê Quý Đôn (1726 - 1784), …
b. Âm nhạc
- Bét tô ven (Đức): sáng tác thấm đượm tinh thần dân chủ cách mạng; nổi tiếng vói bản giao hưởng số 3,5,9.
- Mô da (1756-1791): người Áo, có những cống hiến vĩ đại cho nghệ thuật hợp xướng.
c. Hội họa
Rem-bran (1606-1669) - Hà Lan, vẽ chân dung, phong cảnh với chất liệu sơn dầu, khắc kim loại.
d. Những thành tựu về mặt tư tưởng, văn hóa đến thế kỉ XIX
- Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII - XVIII ở Pháp, tiêu biểu như: Mông-te-xki-ơ (1689 - 1755); Vôn-te (1694 - 1778); G. Rút-tô (1712 - 1778)
- Nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu. Được ví “Như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”.