Hoạt động của tim

Lý thuyết về Hoạt động của tim MÔN SINH Lớp 11, tính tự động hoạt động của tim, chu kì hoạt động của tim.
(404) 1348 29/07/2022

I. TÍNH TỰ ĐỘNG CỦA TIM

Tính tự động của tim là khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim.

Tim có khả năng co giãn tự động là do hoạt động tự động của hệ dẫn truyền tim.

Hình 1: Cấu tạo của hệ dẫn truyền tim (động vật có vú)

Hệ dẫn truyền tim bao gồm:

  • Nút xoang nhĩ (nằm ở tâm nhĩ phải): tự động phát nhịp và xung được truyền từ tâm nhĩ tới hai tâm nhĩ theo chiều từ trên xuống dưới và đến nút nhĩ thất
  • Nút nhĩ thất nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất, tiếp nhận xung từ nút xoang nhĩ 
  • Bó His và mạng lưới Puockin dẫn truyền xung thần kinh theo chiều từ dưới lên

Hoạt động của hệ dẫn truyền tim:

Nút xoang nhĩ tự phát xung điện → Lan ra khắp cơ tâm nhĩ → Tâm nhĩ co → Lan truyền đến nút nhĩ thất → Bó His → Mạng lưới Puockin → Lan khắp cơ tâm thất → Tâm thất co

Kết quả:

Tim có khả năng tự động co bóp theo chu kỳ.

II. CHU KÌ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha giãn chung

Mỗi chu kì tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây:

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1 s

Nút  xoang nhĩ lan truyền xung điện tới hai tâm nhĩ → Hai tâm nhĩ co →Van bán nguyệt đóng lại → Thể tích tâm nhĩ giảm, áp lực tâm nhĩ tăng  → van nhĩ thất mở → Dồn máu tử hai tâm nhĩ xuống hai tâm thất .

+ Pha co tâm thất: 0,3 s

Nút xoang nhĩ lan truyền xung điện tới  nút nhĩ thất , bó His và mạng lưới Puockin→Hai tâm thất co, van nhĩ thất đóng lại  →Áp lực trong tâm nhĩ tăng lên →Van bán nguyệt mở →Máu đi từ tim  vào động mạch

+ Pha giãn chung: 0,4 s

Tâm thất và tâm nhĩ cùng giãn, van nhĩ thất mở , van bán nguyệt đóng →Máu từ tĩnh mạch chảy về tâm nhĩ , máu từ  tâm nhĩ dồn xuống tâm thất

Nhận xét  

→ Tâm nhĩ co 0,1 s, giãn 0,7 s; tâm thất co 0,3 s, giãn 0,5 s

→ Thời gian nghĩ nhiều hơn thời gian làm việc, tim có thể hoạt động liên tục trong suốt đời cá thể.

Hình 2: Chu kì hoạt động của tim

Hoạt động theo chu kì của tim giúp cho tim hoạt động liên tục không biết mệt mỏi và máu lưu thông một chiều trong hệ tuần hoàn (từ tĩnh mạch về tâm nhĩ → tâm thất → động mạch → các cơ quan). 

Nhịp tim ở trẻ sơ sinh: 120-160 nhịp/ phút, người lớn trên 18 tuổi: 60-100 nhịp/ phút, vận động viên, người tập thể hình: 40-60 nhịp/ phút.

Tuy nhiên, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, làm việc, thời tiết, trạng thái tinh thần như sự phấn khích , sợ hãi, giận dữ, lo lắng, do hệ quả của một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản…

(404) 1348 29/07/2022