Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí
I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh vĩ tuyến.
Kinh tuyến |
Vĩ tuyến |
Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên quả Địa cầu. |
Là những vòng tròn trên quả Địa Cầu vuông góc với các kinh tuyến. |
Độ dài các kinh tuyến bằng nhau và gặp nhau ở 2 cực |
Độ dài các vĩ tuyến khác nhau và song song với nhau |
Cứ 1 độ ta vẽ 1 đường kinh tuyến sẽ được 360 đường kinh tuyến. |
Cứ 1 độ ra vẽ 1 đường vĩ tuyến sẽ được 181 vĩ tuyến. |
Kinh tuyến gốc là kinh tuyến số 00 đi qua đài thiên văn Grin- uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đông (nước Anh), chia Trái Đất thành nửa cầu Đông và nửa cầu Tây. |
Vĩ tuyến gốc được gọi là xích đạo (vĩ tuyến 00), chia Trái Đất thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam. |
Nửa cầu Đông : nửa cầu nằm bên phải vũng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có các châu: Âu, Á, Phi và Đại Dương, nửa cầu Tây : nửa cầu nằm bên trái vũng kinh tuyến 200T và 1600Đ, trên đó có toàn bộ châu Mĩ. |
Nửa cầu Bắc: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc, nửa cầu Nam: nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam. |
Kinh tuyến Đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc 00, kinh tuyến Tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc 00 |
Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc, vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. |
II. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Kinh độ của một địa điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ kinh tuyến đi qua điểm đó đến kinh tuyến gốc.
- Vĩ độ của một điểm là khoảng cách tính bằng số độ từ vĩ tuyến đi qua điểm đó đến vĩ tuyến gốc.
- Tọa độ địa lí là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hoặc Địa Cầu
- Cách viết toạ độ địa lí của 1 điểm Viết: Kinh độ trên, Vĩ độ dưới
hoặc (200T, 100B)
- Khi biết tọa độ địa lí, ta có thể xác định được vị trí của bất kì địa điểm nào trên quả Địa Cầu và bản đồ.
Ví dụ: Xác định tọa độ địa lí của một số địa điểm