Chuyên đề khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng – Trần Mạnh Tường

Tài liệu gồm 15 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Trần Mạnh Tường (giáo viên tiếp sức chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Toán trên kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7), hướng dẫn các phương pháp xác định và tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng trong không gian, đây là dạng toán thường gặp trong chương trình Hình học lớp 11, Hình học lớp 12 và các đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán.
(327) 1089 18/09/2022

Tài liệu gồm 15 trang, được biên soạn bởi thầy giáo Trần Mạnh Tường (giáo viên tiếp sức chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Toán trên kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7), hướng dẫn các phương pháp xác định và tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng trong không gian, đây là dạng toán thường gặp trong chương trình Hình học lớp 11, Hình học lớp 12 và các đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán.

I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
1. Khoảng cách giữa điểm và mặt phẳng.
Khoảng cách giữa một điểm và một mặt phẳng là khoảng cách từ điểm đó tới hình chiếu vuông góc của nó lên mặt phẳng đó.
2. Khoảng cách giữa một đường thẳng và một mặt phẳng song song.
Khoảng cách giữa một đường thẳng và một mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì trên đường thẳng này tới mặt phẳng kia.
3. Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song.
Khoảng cách giữa hai mặt phẳng song song là khoảng cách từ một điểm bất kì trên mặt phẳng này tới mặt phẳng kia.
[ads]
4. Các phương pháp thường dùng để tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng.
a. Dùng định nghĩa.
b. Phương pháp đổi điểm (dùng tỉ số khoảng cách).
Khi sử dụng phương pháp này, ta nên cố gắng đưa việc tính khoảng cách từ 1 điểm đến mặt phẳng về việc tính khoảng cách từ chân đường cao của hình chóp hoặc lăng trụ đến mặt phẳng.
c. Phương pháp thể tích.
d. Một công thức thường dùng trong bài toán tính khoảng cách.
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Tuyển tập 15 câu hỏi và bài toán trắc nghiệm tính khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng, mức độ vận dụng – vận dụng cao (VD – VDC), có đáp án và lời giải chi tiết.


(327) 1089 18/09/2022