Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (Nội dung chính sách)
I. CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP (1897 – 1914)
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước
*Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên
*Nhận xét:
- Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn.
- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.
*Mục đích:
- Chia rẽ các dân tộc Đông Dương trong sự thống nhất giả tạo.
- Tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, làm giàu cho tư bản Pháp.
- Biến Đông Dương thành một tỉnh của Pháp, xóa tên Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên bản đồ thế giới.
2. Chính sách kinh tế
3. Chính sách văn hóa, giáo dục
- Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì nền giáo dục Hán học, lợi dụng hệ tư tưởng PK và trí thức cựu học để phục vụ cho chính sách cai trị nô dịch.
- Về sau, Pháp bắt đầu mở trường học mới nhằm đào tạo lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị. Cùng với đó, Pháp mở một số cơ sở văn hóa, y tế.
*Nhận xét:
Thông qua lợi dụng giáo dục phong kiến, Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng. Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt. Kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị...
- Tuyên truyền văn hóa, lối sống phương Tây thông qua sách báo có nội dung độc hại.
- Duy trì “văn hóa làng” theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.
- Duy trì các thói hư tật xấu như uống rượu, nghiện hút, hủ tục ma chay, cưới xin, đồng bóng, mê tín dị đoan...