Các yếu tố cơ bản của bản đồ (Tiếp theo)
I. Tỉ lệ bản đồ
* Khái niệm: Là yếu tố để xác minh mức độ thu nhỏ khoảng cách khi di chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
* Phân loại: Có 2 dạng:
- Tỉ lệ số là một phân số luôn có tử số là 1. Mẫu số càng lớn, tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại
- Tỉ lệ thước được vẽ dưới dạng một thước đo đã tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực tế.
II. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ
- Muốn biết khoảng cách thực tế của 2 điểm A và B, ta dùng thước đo khoảng cách từ A đến B trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ để tính.
- Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế.
III. Phương hướng trên bản đồ
* Muốn xác định phương hướng trên bản đồ, chúng ta dựa vào các đường kinh tuyến và vĩ tuyến. Các hướng chính trên bản đồ được quy định như sau:
* 2 Cách xác định phương hướng trên bản đồ:
- Dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến để xác định phương hướng trên bản đồ.
+ Đầu bên phải và của vĩ tuyến chỉ hướng đông, bên trái chỉ hướng tây.
+ Đầu phía trên kinh tuyến chỉ hướng bắc, phía dưới chỉ hướng nam.
- Với những bản đồ lược đồ không thể hiện các đường kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ để xác định hướng Bắc, sau đó tìm các hướng còn lại.
IV. ĐỌC MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG
- Đọc tên bản đồ để biết nôi dung và lãnh thổ thể hiện
- Biết tỉ lệ bản đồ để có thể đo khoảng cách giữa các đối tượng
- Đọc bảng chú giải để nhận biết các đối tượng trên bản đồ
- Xác định các đối tượng địa lí cần quan tâm trên bản đồ
- Trình bày mối quan hệ của các đối tượng địa lí.