Bạch cầu – Miễn dịch

Lý thuyết về Bạch cầu – miễn dịch môn sinh lớp 8, các loại bạch cầu, các hoạt động chủ yếu của bạch cầu, khái niệm, các loại miễn dịch.
(371) 1237 31/07/2022

I. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA BẠCH CẦU

1. Các loại bạch cầu

Có 5 loại bạch cầu:

Trong 1  máu có 5000-8000 bạch cầu

Cấu tạo bao gồm: tế bào chất, nhân, chân giả.

Bạch cầu sinh ra ở tủy xương, tỳ, bạch huyết.

Thời gian tồn tại 2-4 ngày.

2. Các hoạt động của bạch cầu

Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng các cơ chế: thực bào, tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên, phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh.

Sự thực bào

Khi các vi sinh vật xâm nhập vào mô nào đó của cơ thể, hoạt động đầu tiên của các bạch cầu để bảo vệ cơ thể là sự thực bào thông qua hoạt động của bạch cầu trung tính và bạch cầu mono

 
Bạch cầu chui ra khỏi mạch máu hình thành chân giả bắt và nuối vi khuẩn, virut vào trong rồi tiêu hóa chúng

Sự vô hiệu hóa kháng nguyên ở tế bào Lympho B

Ở một số trường hợp, số lượng vi khuẩn xâm nhập quá lớn, lúc này bạch cầu trung tính và bạch cầu mono không thể tiêu diệt, các vi khuẩn thoát khỏi sự thực bào sẽ gặp hoạt động bảo vệ của bạch cầu limpho B (tế bào B).

+ Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể

+ Kháng thể là những phân tử protein đặc hiệu do cơ thể tiết ra để chống lại các kháng nguyên

 
→ Tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế chìa khóa và ổ khóa: Một kháng nguyên chỉ kết hợp đặc hiệu với một loại kháng thể tương ứng với nó.

Khi phát hiện có vật chất có hại xâm nhập, tế bào lypho B sẽ tiết ra kháng thể.

Kháng thể sẽ gây kết dính các kháng nguyên làm vô hiệu hóa chúng. Nhờ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đại thực bào hoạt động tiêu diệt chúng.

Sự phá hủy tế bào đã bị nhiễm bệnh nhờ tế bào lympho T

Nếu virut, vi khuẩn thoát khỏi sự bảo vệ của các tế bào lympho B thì sẽ gây nhiễm cho cơ thể. Khi đó sẽ gặp hoạt động bảo vệ của các tế bào lympho T (loại T CD8+)

Cơ chế: Tế bào lympho T nhận biết vi khuẩn, virut è Tiết các protein đặc hữu có khả năng làm thủng màng tế bào bị nhiễm bệnh è Tế bào phá hủy tế bào bị nhiễm bệh

II. MIỄN DỊCH

Miễn dịch là khả năng cơ thể không thể mắc một bệnh truyền nhiễm nào đó

Có hai loại miễn dịch là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo:

+ Miễn dịch tự nhiên có được một cách ngẫu nhiên, bị động từ khi cơ thể mới sinh ra hay sau khi cơ thể đã nhiễm bệnh.

+ Miễn dịch nhân tạo có được một cách không ngẫu nhiên, chủ động, khi cơ thể chưa bị nhiễm bệnh.

Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo

 

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC

(371) 1237 31/07/2022